CẢM NGHIỆM SÓNG LC - LỄ THÁNH GIÁ |
![]() |
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (2: 22-40) 22 Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa,23 như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa",24 và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.25 Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh Thần hằng ngự trên ông.26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa.27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người,28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:29 "Muôn lạy Chúa, giờ đây SỐNG VÀ CHIA SẺ LC: Trong gia đình, nhất là gia đình Kitô hữu, đức ái là sợi giây liên kết cha mẹ và con cái với nhau. Nhờ đức ái, là hoa quả của Thánh Thần, mà các phần tử trong gia đình đối xử với nhau một cách khiêm tốn, hiền hoà và nhẫn nại, bởi vì đức ái làm người ta nhận ra tư cách làm con cái Thiên Chúa của nhau. Cũng nhờ đức ái mà mọi người trong gia đình sẽ chu toàn phận vụ của mình một cách quảng đại, nhiệt tình. Đức ái trong gia đình quả là một nghệ thuật sống mà người ta phải học hỏi suy tư, chẳng vậy người ta sẽ có những thái độ lệch lạc, quá trớn, từ nuông chiều đến vũ phu, mạt sát, chà đạp nhân phẩm là nguy cơ đưa đến tàn phá gia đình. Nhưng nền giáo dục cơ bản về đức ái trong gia đình đươc tìm thấy ở đâu? Không cứ gì trong sách vở của khoa sư phạm hay tâm lý, mà nhất là trong cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa: "Ước gì lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em". Trong cuộc sống thường nhật, cả ba Đấng đều ý thức trách nhiệm và chu toàn bổn phận trong sự hiệp thông đức ái, lấy ý Chúa làm kim chỉ nam giải quyết mọi khó khăn. Thánh Giuse là gia trưởng, nhưng ý thức mình chỉ là tôi tớ phục vụ mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa. Đức Maria biết mình là Mẹ Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng ý thức đó là hồng ân Thiên Chúa, Đấng đã đoái nhìn đến phận nữ tỳ hèn mọn. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa nhưng đã chấp nhận thánh ý Chúa Cha, đi và mầu nhiệm nhập thể, mang lấy thân phận làm người, đã sống trọn tình hiếu thảo và yếu đuối đối với cha mẹ dưới đất. ở Nadarét, người ta chỉ thấy đức ái ngự trị, và theo thánh Phaolô, đó là giềng mối của sự hoàn hảo. Đức ái liên kết các tâm hồn trong bình an của Chúa Kitô, liên kết các gia đình lại thành một thân thể duy nhất là Giáo Hội mà Chúa Kitô là Đầu. *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Mừng lễ Thánh Gia không những là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng sự hoàn thiện của Thánh Gia, mà còn nhìn vào đời sống hiện tại trong mọi gia đình mà bắt chước những gì là cao đẹp, thánh thiện và loại trừ dần dần những gì là khiếm khuyết. Bài học của Thánh Gia vẫn mãi mãi là bài học thâm thúy, phong phú cho mọi gia đình, cho Giáo Hội và thế giới. Chúng ta hãy mời Thánh Gia đến chung sống với gia đình chúng ta. Sự hiện diện của Thánh Gia sẽ là nguồn mọi phúc lành cho chúng ta, và là gương lành mời gọi chúng ta noi theo. GKGĐ Giáo Phận Phú Cường ------------------------------------- |