VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - THÔNG BÁO TIN VUI 267 |
|
|
|
THÔNG BÁO TIN VUI 267 - Website ChiaseLoiChua.com - P/tế Định HỢP NHẤT GIÁO DỤC GIA ĐÌNH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
*LỜI CHÚA GIÊ-SU DẠY: "Phần Con, Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ được nên một như chúng ta là một." (Gioan 17, 22 ) * Câu chuyện: Áp ngày Lễ Lá năm vừa qua, ở Mỹ có xảy ra một sự bất đồng ý kiến trong việc Giáo dục con cháu, khi hai ông bà đã bẩy chục tuổi, có 7 mặt con và 15 cháu nội ngoại, như sau: - Vì bố mẹ nó đi làm ăn xa, nên ông bà có nhận nuôi một đứa cháu gái ngoại 12 tuổi. Vì ở Mỹ, nên nó được bố mẹ chiều chuộng và không biết cách dạy con, nên cứ cho coi Ti vi và ăn uống thả cửa. Ông ngoại thấy cháu sống phóng túng thì muốn cháu vào kỷ luật như : coi TV có giờ, ăn uống có hạn, chơi game có lúc v..v...
-Một buổi sáng, ông nghe thấy bà nói: "cháu gái có muốn phụ bếp với bà không?" (vì bà bà hay thương cháu). Ông thấy vậy, liền nói: "cháu tắt TV vì đã coi hơn hai giờ rồi! Cháu xuống bà nói gì đó...? Bà ngoại liền lên nhà la ó ông thậm tệ và đòi đuổi ông ra khỏi nhà, và nói sẽ gặp các con trong Gia đình về việc khó tính của ông ngoại. Ông ngồi nín lặng suy tư, nhịn nhục bà vợ và suy nghĩ cầu nguyện, sẽ có biện pháp nào để làm hoà cho Gia đình.?
* Một phút suy tư: Người mẹ nào Chúa cũng ban cho có một tình thương con cháu rất nhiều, thương trước mặt. Còn người cha nào Thiên Chúa cũng ban cho một tính tình nghiêm chỉnh, thương con sau lưng, ít khi thương trước mặt. Vì thế hai bên cha mẹ, vợ chồng cần để ý lắng nghe, bổ túc, và rất cần tôn trọng nhau.
*Lời Chúa trong thư Côlôxê day: "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà... Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau..." (Cô-lô-xê 3, 12-13)
Câu chuyện không có gì, nếu bà còn nói nhiều lời chút nữa, ông sẽ có hành động đáng tiếc xảy ra! Vì Covid-19 sẻ tấn công thể xác và tâm hồn nếu tôi nóng giận, cãi vã...Nên ông nói: "Tôi nhớ Lời Chúa trong câu Kinh thánh trên, nên quyết tâm kiên nhẫn và tha thứ bà nhà tôi. Nên chúng tôi và cháu gái vui vẻ tràn ngập bình an .
Đầy tớ: Định Nguyễn – Mời thăm: Website ChiaseLoiChua.com, và .org để Sống và Chia sẻ Lời Chúa.
------------------------------------------- |
VĂN HÒA VÀ GIA ĐÌNH - ĐÔI ĐŨA TRONG VĂN HÓA Á ĐÔNG |
|
|
|
Hung Dao Thu, Apr 1 at 8:30 AM
-----
Đôi đũa trong văn hóa Á Đông THIÊN CẦM
Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hoá, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều dùng đũa trong bữa ăn, nhưng mỗi nơi lại có những thay đổi nhất định.
Về mặt khảo cổ học, người ta từng tìm thấy một đôi đũa bằng ngà voi được chế tác rất tinh xảo tại Trung Quốc, ước tính vào khoảng 3.000 năm trước. Điều đó cho thấy đũa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn minh nhân loại.
Khi dùng đũa, nói chung, người ta rất coi trọng về mặt lễ nghi và những điều kỵ huý. Từ nhỏ cha mẹ đã giáo dục con cái rất nhiều điều xung quanh đôi đũa này, ví dụ: không được ngậm đũa bằng miệng, không được dùng đũa chỉ vào mặt người khác, không được cắm đũa giữa bát cơm, v.v.. Đây cũng được coi là phép lịch sử cơ bản nhất.
Những điều kỵ huý khi dùng đũa trong dân gian cũng khá nhiều. Ví như không dùng đũa lệch, không dùng đũa gõ vào mâm vào bát, bởi như vậy thì ứng vào câu "gõ bát gõ đũa, xin ăn một đời", ngụ ý rằng người này sẽ nghèo đói. image.png
Đũa của người Việt thân tròn để mộc, đầu đũa không quá nhọn. Đũa của Trung Quốc dài và thẳng, đầu đũa tròn.
Người Nhật dùng đũa ngắn, đầu đũa tròn và nhọn. Người Nhật đa phần đều ăn "cơm suất", nên không cần dùng đũa dài. Đầu đũa thường được vót nhọn cho dễ gỡ xương vì người Nhật thích ăn cá.
Những điều kiêng kỵ khi dùng đũa của người Nhật nhiều vô cùng, bởi vì phép tắc trong văn hoá Nhật Bản cũng quá nhiều. Có chừng 25 điều kiêng kỵ liên quan tới đôi đũa tại Nhật Bản, hễ không để tâm rất có thể sẽ phạm vào điều kỵ huý.
Đũa của người Nhật chủ yếu là đũa mộc, họ có thói quen dùng đũa một lần. Loại đũa này đa phần được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước Đông Nam Á, vì người Nhật rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trên hòn đảo của mình.
Người Nhật có thói quen dùng đũa một lần là bắt nguồn từ thời đại Azuchi-Momoyama, vào cuối thời Chiến quốc ở Nhật Bản. Yamanoue Soji, một bậc thầy trà đạo lúc đó đã chia sẻ tâm thái "nhất kỳ nhất hội" khi thưởng thức trà, từ đó có một số thứ được sử dụng ở Nhật trên tinh thần chỉ dùng một lần.
Triều Tiên, bao gồm cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, cũng dùng đũa. Nhưng họ lại không dùng đũa trúc hay đũa mộc mà dùng đũa kim loại. Trên bán đảo này, trước kia các vị đại vương, đại thần và người giàu có đều dùng đũa vàng, đũa bạc, còn dân tình phổ thông chỉ có thể dùng đũa sắt. Ngày nay những đôi đũa inox trở nên thịnh hành.
Tương truyền rằng người dân Triều Tiên thường dùng các loại gia vị màu đỏ, nên sử dụng đũa trúc hay đũa mộc lâu ngày, đầu đũa sẽ bị nhuộm đỏ và phải vứt bỏ.
Điều khác biệt trong bữa cơm của người Hàn Quốc so với người Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, là họ không muốn bưng bát cơm lên, mà chỉ dùng đũa gắp thức ăn lên miệng. Vì ở Hàn Quốc, từ "bưng bát" và "xin ăn" cùng nghĩa với nhau. image.png
Đôi đũa của người Hàn Quốc cũng không tròn như của Việt Nam hay Trung Quốc, cũng không trên to dưới nhỏ như ở Nhật Bản, mà có hình dẹt dài.
Thói quen dùng đũa trên bàn ăn của người Nhật Bản cũng khá thú vị. Người Việt Nam và Trung Quốc xưa nay đều dùng chung một bó đũa, không phân biệt cụ thể đũa nào của ai. Không những vậy, các thành viên trong gia đình còn có thể dùng đũa của mình gắp đồ ăn cho người khác, người có ý thức thì đảo đầu đũa. Thói quen này thoạt nhìn thì có vẻ không được vệ sinh cho lắm, nhưng lại đậm đà tình thân. Người Hàn Quốc trong bữa ăn cũng thường nhiệt tình gắp đồ ăn cho nhau.
Gia đình người Nhật lại hoàn toàn trái ngược, mỗi người đều có một đôi "đũa chuyên dụng" khi dùng bữa. Họ tuyệt đối không dùng lẫn lộn với nhau, đều ăn cơm suất nên họ cũng không có thói quen nhường nhịn, gắp đồ ăn cho nhau. Bề ngoài nhìn rất vệ sinh, nhưng cảm giác cũng có phần xa cách nhau hơn một chút.
Người Việt Nam và người Trung Quốc thì thích dùng đũa dài được rửa đi rửa lại nhiều lần. Có người cho rằng điều này thể hiện sự nhẫn nại, sức sống mãnh liệt, niềm hy vọng, vĩnh viễn không tuyệt vọng. Có suy diễn quá hay chăng?
Tại Việt Nam còn có một cách dùng đũa đặc biệt khác, đó là loại đũa làm bằng gỗ hoặc tre rất to và dài, hình dẹt được gọi là "đũa cả" dùng để xới cơm.
Theo Aboluowang Thiên Cầm biên dịch
---------------------------------- |
VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐỪNG CHIỀU CON ! |
|
|
|
nguyenthi leyen Wed, Mar 31 at 1:27 AM
SỰ NUÔNG CHIỀU CỦA CHA MẸ ĐANG TẠO RA NHỮNG ĐỨA CON VÔ ƠN !!!
Trước khi mong con thành danh thì hãy giáo dục con thành "Người" trước đã – thành, "Người tử tế", tử tế với cha mẹ, và tất cả mọi người. Một người tử tế chắc chắn không phải là người vô ơn". Hôm trước khi nói về hành trình bỏ quê ra đi, khổ cực mấy cũng lo cho con cái đủ đầy, có bạn nói điều đó chưa chắc tốt cho con bởi bạn biết có gia đình kia lo cho con cái không thiếu thứ gì, bây giờ các ông bà đó chiếm hết nhà cửa còn muốn đuổi cha già ra khỏi căn nhà cuối cùng. Tôi nghĩ nhiều khi là nhân quả vay trả trong đời, hay chính sự giáo dục sai lầm của cha mẹ mà ra. Chúng ta đôi khi vì thương con mà nuông chiều mù quáng, tước đoạt đi những cơ hội trưởng thành và tạo nên những con người ích kỷ, chỉ biết được cung phụng, hưởng thụ chứ không biết phục vụ và yêu thương. Một đứa trẻ được bảo bọc từ nhỏ, cơm đút tới miệng, nước dâng tận môi, được dành cho những món ăn ngon, đồ chơi đẹp, muốn gì được nấy mà không biết những thứ đó từ đâu ra thì lớn lên chắc chắn đứa trẻ đó sẽ thành một con người chỉ quen hưởng thụ, nếu không được đáp ứng sẽ quay lại oán trách cha mẹ. Một đứa trẻ được cha mẹ bảo bọc từ trong trứng nước, không từng sứt đầu mẻ trán, không từng đi xa một mình, không từng được thực hiện ước mơ... chắc chắn sẽ lớn lên với tâm lý ỷ lại và thụ động, chỉ trông chờ vào sự xếp đặt của người khác. Một đứa trẻ không quen lao động, không biết cha mẹ mình đã khổ cực thế nào để kiếm tiền thì chắc chắn xem việc được nuôi nấng, bảo bọc là chuyện đương nhiên, không cần phải biết ơn dưỡng dục. Những đứa trẻ được giáo dục thế nào sẽ hình thành tính cách như thế đó. Mà tính cách của một con người đâu phải một ngày một bữa mà thành? Tùy nếp nhà, tùy sự dạy dỗ của gia đình mà ra. Những đứa con của tôi, từ ba bốn tuổi đã phải theo chân mẹ để biết mẹ làm gì? Cực khổ ra sao? Các con được chứng kiến sự hình thành của một chiếc tàu từ lúc khởi công, trải mê, dựng nề, từ khi lắp vỏ, lắp máy đến lúc hạ thủy và ra khơi. Con tôi được nhìn thấy những nhà hàng khang trang lộng lẫy được dựng lên từ đống hoang tàn đổ nát như thế nào? Thấy người ta xây tô, lát gạch, lợp nhà ra sao? Con tôi có thể bị trầy da chảy máu, chịu nắng gió, bụi bặm nhưng mỗi ngày mỗi hiểu biết và trưởng thành. Con trai nhỏ tôi biết nói với bà ngoại mỗi khi tôi về trễ rằng: "Mẹ con làm nhiều việc lắm, cực lắm". Con gái tôi biết nói: "Con đã tu nhiều kiếp nên kiếp này con làm con của mẹ". Con tôi biết rõ mẹ chúng đã cực khổ thế nào để chúng được đủ đầy. Chúng biết mẹ đã lao động như thế nào để biết chính lao động tạo ra của cải vật chất chứ không phải chúng đang xài những đồng tiền có sẵn trong tài khoản mà không biết nguồn gốc từ đâu. Các bà mẹ bán hàng online hay lao công quét rác, những bà mẹ điều binh khiển tướng hay làm công ăn lương đều có thể tự hào nói với con mình: "Mẹ đang lao động chân chính để nuôi con". Chúng ta lo cho con trong khả năng của mình và phải cho con biết điều đó. Con tôi dù được đủ đầy nhưng chưa bao giờ được nuông chiều, chúng được dạy lễ nghĩa, được dạy tự chăm sóc bản thân mình, không được đòi hỏi và biết quý trọng đồng tiền. Tôi không mong con tôi học giỏi toán hay viết văn hay, tôi chú trọng vào giáo dục thể chất và kỹ năng sống, học võ học bơi, biết nói lời cảm ơn xin lỗi, biết gọn gàng ngăn nắp, tôi dạy con tôi tránh bị quấy rối tình dục, bắt cóc, dạy con biết giữ vệ sinh chung, vứt rác đúng nơi, ho biết che miệng, không lớn tiếng nơi công cộng, biết suy nghĩ tìm giải pháp cho những quyết định của con và tự chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Trước khi mong con thành danh thì hãy giáo dục con thành "Người" trước đã – thành "Người tử tế", tử tế với cha mẹ, và tất cả mọi người. Một người tử tế chắc chắn không phải là người vô ơn". Nguồn: giadinhvietnam
------------------------------------------- |
VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐỪNG TƯỞNG |
|
|
|
nguyenthi leyen Sat, Mar 20
ĐỪNG TƯỞNG Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998)
Đừng tưởng cứ núi là cao Cứ sông là chảy cứ ao là tù Đừng tưởng cứ dưới là ngu Cứ cao là sáng cứ tu là hiền. Đừng tưởng cứ đẹp là tiên Cứ nhiều là được cứ tiền là xong Đừng tưởng không nói là câm Không nghe là điếc không trông là mù Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang.. Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước, cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc, cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc, cứ ân là tình Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tịnh cứ đình là to Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng, cứ mềm là thua Đừng tưởng cứ lớn là khôn... Cứ bé là dai, cứ hôn... là chồng Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn... Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu. Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than. Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương. Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao Đừng tưởng khó nhọc gian lao.. Vượt qua thử thách tự hào lắm thay Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong. Đừng tưởng quan chức là rồng Đừng tưởng dân chúng là không biết gì. ☆☆☆☆☆ Đời người lúc thịnh, lúc suy Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng. Bên nhau chua ngọt đã từng Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau. Ở đời nhân nghĩa làm đầu Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền. Ai ơi nhớ lấy đừng quên...!
Một trong những bài thơ hay nhất của thi sĩ họ Bùi: ST
-------------------------------------- |
|
|