TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - NGÀI KHÔNG CÓ Ở ĐÂY |
|
|
|
MỘT NGÀY VỚI MẸ
"Ngài không có ở đây. Ngài đã sống lại!".
Tại các Giáo Phận, phần lớn giáo dân của các họ đạo truyền thống có thói quen ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó Đức Chúa Giêsu vào Mùa Chay.
Riêng Tổng Giáo Phận Huế, kinh nguyện tuyệt vời này được ngắm vào Tuần Thánh; đặc biệt, sáng thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy. Nó được gọi là Kinh Lễ Đèn, vì có đến 15 ngọn nến, hoặc đèn, được đốt lên trên cùng một giá. Cách thức đọc Kinh Lễ Đèn được hướng dẫn đến từng chi tiết; cách chung, ngắm một chặng, tắt một cây nến, đọc 10 Kinh Kính Mừng.
Tuy nhiên, ở Lễ Đèn 3, tức sáng thứ Bảy, ngọn nến thứ 15, sẽ không được tắt! Thật thú vị, nó được đem vào phòng thánh một chốc, đang khi cộng đoàn quỳ gối để ngắm "Thánh Mẫu Thống Khổ Kinh"; sau đó, nến được đem trở lại và đặt trước bàn thờ.
Ngọn nến này tượng trưng cho Chúa Giêsu! Ngài đã chết, nhưng thực ra, cái chết của Ngài chỉ như một sự nghỉ ngơi trong mồ. Vì thế, thứ Bảy Tuần Thánh được coi là 'một ngày với Mẹ', các Kitô hữu cùng với Mẹ mình, Mẹ Hội Thánh, lặng yên để đợi ngày Con Chúa phục sinh.
Kính thưa Anh Chị em,
Thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội không có một Thánh Lễ nào, mãi cho đến buổi cử hành trọng thể đêm Vọng Phục Sinh. Hôm nay, Giáo Hội trầm mình để suy gẫm chậm rãi với Mẹ; và nắm lấy tay Mẹ, mỗi tín hữu tìm đến một 'nơi vắng vẻ' của lòng mình, để chiêm ngắm cái chết của Chúa Giêsu, và nhất là, 'một ngày với Mẹ' Maria, chúng ta yên lặng chờ đợi Chúa Phục Sinh.
Phụng vụ của những ngày qua đầy cảm xúc và nhiều lễ nghi; thế nhưng, thứ Bảy Tuần Thánh lại trôi qua một cách thanh thản, lặng lẽ. Đó là một ngày để tận hưởng tất cả, một ngày của đan xen giữa những trầm buồn và niềm hy vọng! Đừng để thứ Bảy Tuần Thánh trôi qua chỉ như một ngày khác, hay chỉ là một ngày giữa thứ Sáu Tuần Thánh và Chúa Nhật Phục Sinh. Đó là 'một ngày với Mẹ' của Thiên Chúa; cùng Mẹ, chúng ta tĩnh lặng và chiêm ngắm.
Chỉ trong sự suy gẫm thầm lặng này, các tông đồ, và cả chúng ta mới có thể nhìn thấy mọi sự đã xảy ra phù hợp và trùng khít với nhau như thế nào. Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ tất cả những gì sẽ xảy ra với Ngài, kể cả sự phục sinh; Ngài đã nói cách rõ ràng với họ, nhưng tâm trí họ chưa chuẩn bị đủ để hiểu.
Chỉ trong sự im lặng của thứ Bảy Tuần Thánh, và nhờ có 'một ngày với Mẹ' Chúa Giêsu, họ mới có thể hy vọng hiểu được những gì Thầy mình đã nói. Cũng thế, đối với chúng ta; cùng với Mẹ Maria, chúng ta ghi nhớ những lời Chúa Giêsu đã nói, vì đôi khi tâm trí của chúng ta cũng đóng kín. Nhiều lần, chúng ta nghĩ, chúng ta biết Chúa Giêsu là ai và Ngài đang dạy chúng ta điều gì, nhưng thực sự, điều đó không đi vào trái tim của chúng ta; bằng chứng là cuộc sống của chúng ta chưa được biến đổi!
Chúng ta phải lắng nghe, suy gẫm cẩn thận những gì Ngài nói trong Tin Mừng, hầu mới có thể hiểu được cách sâu sắc để áp dụng vào cuộc sống. Hãy làm điều này với Đức Mẹ và cho phép Đức Mẹ giúp chúng ta!
Anh Chị em,
Sự im lặng của ngày hôm nay giúp chúng ta suy gẫm về tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta trong những ngày qua. Chúng ta biết, sự im lặng của ngày thứ Bảy Tuần Thánh không phải là im lặng của thoái chí và tuyệt vọng, nhưng là 'im lặng thánh', một sự im lặng của một niềm mong đợi lớn lao sẵn sàng bùng lên trong niềm vui ngập tràn của đêm Vọng Phục Sinh. Chúng ta sẽ 'đến mộ' Chúa cùng với các thánh nữ, không phải để xức dầu cho một xác chết, nhưng để vui mừng với các thiên thần khi họ tuyên bố,
"Ngài không có ở đây. Ngài đã sống lại!"; "Tại sao các bà lại tìm người sống nơi những kẻ chết?". Và như thế, nhờ có 'một ngày với Mẹ', chúng ta sẽ vui mừng nói cùng Mẹ, "Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng, Halleluia!", và cùng Mẹ, chúng ta hát khúc Khải Hoàn Ca, "Chúa Đã Sống Lại, Halleluia!".
Chúng ta có thể cầu nguyện,
"Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, xin cho con có một tâm hồn biết chờ đợi Chúa như Mẹ. Không chỉ hôm nay, khi con có 'một ngày với Mẹ'; nhưng mỗi ngày, cùng Mẹ con chờ đợi Chúa", Amen.
(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)
Kính chuyển:
Hồng
----------------------------------------------- |
TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - VÌ CHÚA CHỊU CHẾT CHO TA |
|
|
|
Chi Tran
VÌ CHÚA ĐÃ CHỊU CHẾT TRÊN CÂY THÁNH GIÁ ĐỂ CỨU ĐỘ NHÂN LOẠI TRẦN GIAN
Lay Chúa Giêsu, vì Chúa đã lập phép Thánh Thể để làm của ăn nuôi dưỡng chúng con, xin cho những người nghèo luôn có cơm ăn áo mặc hằng ngày. Vì Chúa đã xao xuyến trong vườn cây Dầu, xin cho chúng con đủ sức đương đầu với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Vì Chúa đã bị kết án bất công, xin cho chúng con biết can đảm bênh vực công lý. Vì Chúa đã bị xỉ nhục và nhạo báng, xin cho các người bé mọn được tôn trọng nhân phẩm. Vì Chúa đã chịu kê vai, vác thập giá nặng nề, xin cho những ai đang đau khổ trên giường bệnh, nhận được sự nâng đỡ ủi an. Vì Chúa đã bị lột áo và bị đóng đinh vào thập giá, xin cho sự hiền hòa nhân ái luôn chiến thắng bạo lực hung tàn. Vì Chúa đã dang tay chịu chết trên thập giá, xin cho các đôi vợ chồng đang xa lìa được nối lại tình yêu ban đầu. Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui hân hoan.
*NHỜ ƠN CHÚA THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON QUYẾT TÂM vui vẻ đón nhận mọi sự khó xảy đến và phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Chúa! Amen!
Royal Hoàng Nguyễn
-------------------------------------------- |
|
TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - TRƯỚC THẬP GIÁ |
|
|
|
Chi Tran
LỜI NGUYỆN TRƯỚC THẬP GIÁ CHÚA️ Lạy Chúa Giêsu ! Đối diện với Thập Giá Chúa, con thấy tội của con. Mọi bệ rạc và loang lổ của tâm hồn con đều được phơi bày trên thân xác Chúa. Con kiêu căng nên Chúa phải bị treo. Con ích kỷ nên Chúa chẳng còn gì. Con lãnh đạm nên Chúa bị bỏ rơi. Con no thỏa nên Chúa đành đói khát. Con ham muốn nên Chúa phải trần truồng. Con hà tiện nên Chúa chịu oan khiên. Con lười biếng nên Chúa phải ưu phiền. Con ghen ghét nên Chúa bị đâm thâu. Con gian dối nên Chúa đội mão gai. Con buông thả nên Chúa bị nhục mạ. Con xa hoa nên Chúa chịu đóng đinh. Con tham lam nên Chúa chịu hành hình. Con hận thù nên Chúa chết điêu linh...
*CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Giêsu ! Xin xóa tội con theo lượng cả đức từ bi. Xin cứu vớt con khỏi sa vòng lâm lụy. Thập giá Chúa biểu hiện sự thánh thiện, Xin giúp con thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi bợn nhơ. Thập giá Chúa biểu hiện sự tinh tuyền, Xin kéo con lên khỏi những ti tiện và thấp hèn. Thập giá Chúa biểu hiện tình thương và từ tốn, CON QUYẾT TÂM BỎ THÓI ích kỷ và kiêu căng. Thập giá Chúa biểu hiện sự trung tín và chân thật, CON QUYẾT TÂM xa rời những bất trung và ảo tưởng. Thập giá Chúa biểu hiện sự bao dung và tha thứ NHỜ ƠN CHÚA CON QUYẾT TÂM KHÔNG cứng cỏi và chấp mê. Thập giá Chúa biểu hiện chiến thắng vinh quang, Con QUYẾT TÂM vượt qua tối tăm và sự chết. Con QUYẾT TÂM vác lấy thập giá mình hằng ngày mà theo Chúa, và ôm lấy Thập giá Chúa như chìa khóa mở cửa thiên đàng, ĐỂ con về với Chúa trong ánh quang muôn đời. Amen. Lm. Thái Nguyên.
------------------------------------------ |
TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - LM ĐINH LÂP LIỄM |
|
|
|
Chi Tran CHUYỂN
HÃY SÁM HỐI, VÌ NƯỚC TRỜI ĐÃ GẦN ĐẾN
(Mc 4,12-17)
Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khỏang 60 cây số. Đất hẹp người đông. Thời Josephus làm tổng trấn, ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15.000 dân (khoảng 4.400.000).
Galilê không những là khu đông dân cư mà dân ở đó còn có một cá tính đặc biệt: Galilê sẵn sàng mở cửa đón những ý niệm mới. Josephus nói về dân Galilê như sau: "Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích tranh cãi.
Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng nhất". Đặc tính bẩm sinh của người Galilê khiến việc truyền giáo cho họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng góp phần cho việc truyền giáo trở nên dễ dàng. Có lẽ vì những yếu tố này mà Đức Giêsu chọn Capharnaum làm trung tâm truyền giáo.
Nội dung việc rao giảng: thánh Matthêu đã tóm gọn nội dung việc rao giảng của Đức Giêsu trong một câu :"Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến".
Và đề tài sám hối rất thích hợp với tâm hồn của dân Galilê. Họ thờ Thiên Chúa nhưng lòng họ bị ô nhiễm quá nhiều bóng tối sự chết, bóng tối của tà thần, của tệ đoan xã hội, của lòng tham do các dân ngọai cư ngụ, buôn bán ở Capharnaum.[1]
"Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến".
Nguyên gốc của từ sám hối là quay trở lại
"hãy sám hối và quay trở lại cùng Thiên Chúa": Một từ diễn tả chính xác lòng sám hối đó là ăn năn thống hối.
Từ ăn năn (contritio) phát xuất từ tiếng La Tinh conterere: nghiền nát, chà đạp, tan thành miếng nhỏ. Đó là quả tim chai đá của chúng ta, mà Kinh Thánh nói đến, đang tan vỡ.
Từ thống hối (compunctio), từ đồng nghĩa conpungere: châm, đâm. Vào một lúc nào đó, quả tim chúng ta cuối cùng bị tổn thương, bị đâm thủng. Từ vết thương lòng đó, một dòng nước sẽ phun ra những giọt lệ thống hối.[2]
*** Một câu chuyện minh họa cho giọt lệ thống hối:
Một tên sát nhân vào xưng tội và cha giải tội ra việc đền tội: Con hãy cầm lấy chiếc lọ này và việc đền tội của con là đổ nước cho đầy vào chiếc lọ đó. Thế nhưng trong cả hàng mấy chục năm không làm sao đổ đầy được chiếc lọ đó.
Anh bị tù, rồi một hôm anh vượt ngục
Trời đã về tối, anh trốn vào một nghĩa trang. Tuyệt vọng và cô đơn. Anh nhớ về câu chuyện đã nghe từ lâu lắm, không biết ai kể, ở đâu. Chuyện kể về một người cha có đứa con đi hoang nhưng suốt đời chẳng tiến thân được, sau cùng nó lần mò về nhà cha thú nhận tội lỗi và sự bất lực của nó. Và cha nó đã ôm nó vào lòng. Hình ảnh tình thương ấy làm anh rơi lệ. Anh ngước nhìn lên cây thập tự lớn trên ngôi mộ. Anh thấy mình nhỏ bé, yếu đuối và trần trụi. Trong cơn đau khổ cùng cực, anh nhìn lên thập giá khóc sướt mướt. Vô tình, giọt nước mắt rơi vào miệng lọ rồi từ từ nước dâng đầy.
Anh không hay biết gì, cứ ôm lấy thập giá như một người có sức đem lại cho anh nguồn an ủi.
Khóc nhiều hơn, càng khóc thì anh càng thấy vơi đi những buồn phiền.
Anh nhìn lên tượng Chúa dâng một lời nguyện, lời nguyện đầu tiên sau mấy chục năm sống trong tội ác. Lời nguyện như có sức nhiệm mầu cho anh thanh thản.
Anh không hiểu rõ những gì xảy ra trong tâm hồn, nhưng anh biết có một sự thay đổi, có điều gì đó khác lạ.
Anh muốn đem câu chuyện về chiếc lọ để nói với thập giá. Khi anh đưa chiếc lọ lên trước tượng chịu nạn thì anh ngạc nhiên kinh hoàng. Nước đã đầy. Anh cho tay vào lọ để thử, đúng là nước. Nước tràn ra bên ngoài.
Anh không tin ở mắt mình, anh dốc ngược chiếc lọ, nước trong lọ chảy xuống thấm vào lòng cát khô. Anh nghe xôn xao trong tâm hồn. Vừa đưa miệng lọ ngửa lên, giọt nước mắt vô tình rơi vào lòng chai, nước lại từ từ dâng lên.
Anh sửng sốt vì hiện tượng lạ lùng, nhưng chính lúc ấy trí khôn anh trở nên minh mẫn. Anh hiểu vì sao lọ đã đầy. Chỉ có nước mắt mới làm chiếc lọ đầy.
Và rồi hình ảnh câu chuyện người con hoang đàng lại trở nên sống động trong tâm hồn anh. Và anh đã hiểu tại sao chỉ có nước mắt mới làm đầy cái lọ.
Và Lời cha già năm xưa trong tòa giải tội lại vang vọng bên tai: tội của con được tha khi con đổ nước đầy cái lọ này!"
Anh nhìn lọ nước sóng sánh đầy nước. Một cảm xúc mãnh liệt dâng trào ứ ngập tâm hồn. Anh chạy đến ôm lấy tượng chịu nạn không nói được lời nào, xúc động cực độ. Anh nức nở khóc, khóc như một đứa trẻ: Lạy Chúa, xin thương xót con.
Đang khi đó, ở các thành phố lân cận, người ta treo hình anh khắp nơi, họ đang lùng bắt một tên tù vượt ngục.[3]
Kính thưa ông bà anh chị em, đó là câu chuyện giọt lệ của lòng sám hối. Hãy sám hối vì Nước trời đã gần đến. Amen
LM Giuse Đinh lập Liễm
--------------------------------------------
|
|