NGUOI TIN HUU TRUONG THANH -CN21TN-B |
|
|
|
Chúa Giêsu – Lời ban sự sống. 26/08 – Chúa Nhật tuần 21 Thường Niên năm B. "Chúng con sẽ đi đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống".
Lời Chúa: Ga 6, 61-70 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: "Lời này chói tai quá! Ai nghe được!" Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện ấy, Chúa Giêsu nói với họ: "Điều đó làm các con khó chịu ư? Vậy nếu các con thấy Con Người lên nơi đã ở trước thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Nhưng lời Ta nói với các con là thần trí và là sự sống. Nhưng trong các con có một số không tin". Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những kẻ không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Và Người nói: "Bởi đó, Ta bảo các con rằng: Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho". Từ bấy giờ có nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm Mười Hai rằng: "Cả các con, các con có muốn bỏ đi không?" ---------- Simon Phêrô thưa Người: "Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa".
THEO AI ? Theo ai? Cứ nhìn vào các nhà thờ đông nghẹt người xem lễ, thì ai cũng nói lòng đạo đức của người tín hữu hôm nay thật là lớn. Tuy nhiên, cuộc sống của họ có đúng là đạo đức hay không? Đoạn Tin Mừng sáng hôm nay sẽ giúp chúng ta xác định xem mình đang theo Chúa hay là đã xa lìa Ngài?
1/ Thực vậy, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở bí tích Thánh Thể mà thôi thì chưa đủ theo đòi hỏi của Tin Mừng. Bởi vì Lời Chúa phải được đem ra thực hiện thì mới trở thành bánh trường sinh được và mầu nhiệm Mình Máu Thánh Chúa càng sâu sắc hơn nếu mỗi người biết chia sẻ cho nhau không những của cải vật chất mà còn cả tình thương trong cuộc sống. 2/ Vẫn còn có nhiều người quan niệm đi lễ, giữ chay, đọc kinh, giữ luật đạo, lâu lâu bố thí cho kẻ nghèo hay dâng cúng cho nhà thờ, thì đã thể hiện được lòng đạo đức của mình. Còn ngay trong cuộc sống hằng ngày, họ không cần biết đến người láng giềng đang sống như thế nào? Không cần biết đến xóm làng đang có những vấn đề gì?
3/ Họ không cần để ý đến tình người ngay trong mối quan hệ bình thường với kẻ khác. Và như thế vô tình họ đã khoanh vùng hoạt động cho Chúa ở trong nhà thờ mà thôi, họ chưa đưa Chúa vào trong cuộc đời, đang lúc Chúa Giêsu lại sinh hoạt ngay giữa lòng xã hội loài người. Nếu sống đạo như thế, thì làm sao lời Chúa trở thành bán ban sự sống cho được? 4/ Không ít người đã theo Chúa Giêsu chỉ vì phép lạ bánh hoá nhiều, nhưng rồi họ lại vội vã bỏ Chúa mà đi vì lời Ngài thật chướng tai, không thể chấp nhận được. Chỉ riêng nhóm 12 là đã xác tín rằng: Chỉ mình Chúa mới có Lời ban sự sống. Điều xác tín này đã rõ nét trong khi xây dựng cộng đoàn tiên khởi: mọi người bỏ của chung, chăm lo cho nhau và ai cũng no đủ, hạnh phúc.
5/ Giáo Hội kết hợp với Đức Kitô, không chỉ trong các nghi lễ phụng tự mà mỗi người trong Giáo Hội phải sống với tinh thần của Ngài ngay trong cuộc sống hằng ngày. Xã hội vẫn còn những kẻ thiếu ăn, vẫn còn những bất công và áp bức, thì Giáo Hội vẫn còn có những vấn đề được đặt ra cho mình. Làm thế nào để ngày càng đẩy lùi những bất công, đói khổ và lạc hậu.
*SUY TƯ VÀ QUYẾT TAM HÀNH ĐỘNG: Điều đó đồng nghĩa với làm thế nào để tỏ lộ khuôn mặt Đức Kitô một cách rõ nét nhất trong cuộc sống hiện tại. Thiên Chúa không thích những của lễ, nhưng Ngài cần lòng nhân ái. Lễ vật nào có ích gì khi sự thù hận đố kỵ vẫn còn trong người tín hữu hay vẫn còn những kẻ đói khổ đau đớn bên cạnh mình. Xác tín đi theo Chúa trên con đường cứu độ là phải mang lấy nỗi ưu tư, ray rứt về một xã hội chưa được an vui hạnh phúc. Vậy thì chúng ta đã theo Chúa như thế nào và đã thực hiện lời Chúa ra làm sao để lời Chúa thực sự đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu?
ST
-----------------------
|
NGOI TIN HUU TRONG THANH -NGUOI XE OM CUA ME |
|
|
|
Tracy NGuyen
Lua chon: Chuoi Man Coi hay cell phone?
Subject: Người Con Hành Nghề Xe Ôm Tuyệt Vời Của Đức Mẹ | Báo Công Giáo
16/08/2018 -
DƯỚI ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH TUYỆT ĐẸP ĐƯỢC LAN TRUYỀN RỘNG RÃI TRÊN FACEBOOK HÔM NAY.
Hình ảnh này diễn tả một người đàn ông Công Giáo đạo đức trung niên hành nghề chạy xe ôm đang lần chuỗi Mân Côi khi ngồi chờ khách tại thành phố hiện đại đẳng cấp Sài gòn.
Kiếm cơm bằng chiếc Xe ôm. Kiếm Nước Thiên Đàng bằng Chuỗi Mân Côi.
Thật quá sức tuyệt vời ! Thật đáng để noi gương !
Đó chính là những món quà quý giá nhất và là những bông hoa lòng đẹp nhất dâng lên Đức Mẹ, làm cho Mẹ vui nhất, hài lòng nhất nhân ngày Lễ Trọng mừng Mẹ được Chúa cho hồn xác về Trời hôm nay.
Chắc chắn Đức Mẹ sẽ rất vui về người anh em này.
Khi con tuyệt vọng, con tìm về bên Mẹ, Mẹ dìu dắt con vượt qua bao ngàn nguy khó. Có Mẹ, con không còn lo chi.
Mến Mẹ thiết tha, hồn ta chắc rỗi. Yêu Mẹ chân thành, Ơn Lành Mẹ ban.
Qua Mẹ, con sẽ đến ngay với Chúa.
Mẹ chính là con đường nhanh nhất dẫn đến Thiên Chúa. Và chuỗi Mân Côi chính là "chiếc xe ôm" băng băng trên con đường đó.
Vậy chúng ta hãy đi và cũng hãy làm như vậy.
HÃY LẦN HẠT NGAY VÀ LUÔN. CHẦN CHỜ CHI NỮA? THIỆT THÂN BÂY GIỜ? THÀNH KHẨN NHƯ EM BÉ THƠ. CHÚA, MẸ RẤT THÍCH ĐƠN SƠ CHÂN THÀNH.
LẠY CHA, KÍNH MỪNG, SÁNG DANH. BA KINH ĐƠN GIẢN ƠN LÀNH CHÚA BAN. ĐỜI TA SẼ HẾT THAN VAN. HỒN TA LÃNH NHẬN MUÔN VÀN HỒNG ÂN.
GIA ĐÌNH CẦU KINH- GIA ĐÌNH AN BÌNH.
TÂM HỒN CẦU NGUYỆN- TÂM HỒN MÃN NGUYỆN.
Mỗi khi chúng ta bất an, bất hạnh, thì hãy tự hỏi chính mình xem:
Mình đã ngoan ngoãn vâng lời Mẹ dặn chưa? Mình đã mau mắn làm theo Lời Chúa dạy chưa? Mình đã thành khẩn ăn năn sám hối chưa? Mình đã nhanh chóng đi xưng tội chưa? Mình đã khiêm nhường và yêu thương chưa? Mình đã siêng năng lần hạt Mân Côi chưa?
Hạnh phúc hay bất hạnh là tuỳ thuộc vào mỗi người chúng ta. Nó nằm ngay trong tầm tay của chúng ta.
Lời bình: Giuse Kích
-------------------------- |
NGUOI TIN HUU TRUONG THANH - BAY PHEP BI TICH |
|
|
|
Chi Tran
CẦN BIẾT 7 PHEP BÍ TICH - CHO NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có những từ ngữ phù hợp để trẻ em có thể hiểu đúng đắn các Bí Tích trong Giáo Hội. Nhưng để bắt đầu, chúng ta phải biết các Bí Tích là gì trước đã. - Các Bí Tích là hoạt động của Thiên Chúa mà qua đó Thiên Chúa biểu lộ tình yêu của Ngài cho hết thảy chúng ta là con cái. Chính Thiên Chúa đã thiết lập các Bí Tích và do đó, cũng chính Ngài là Đấng thực hiện các Bí Tích ấy bằng nhiều cách thức khác nhau. - Và vì sao Thiên Chúa đã ban cho chúng ta các Bí Tích? Thưa! Để ban cho chúng ta ân sủng của Ngài. Có nghĩa là cùng với tình yêu của Ngài, Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh cần thiết để chiến đấu chống lại và vượt thắng những khó khăn, những thách đố trong đời sống chúng ta. Dĩ nhiên điều này phải gắn liền với một khuynh hướng và thái độ tích cực của chúng ta muốn làm hài lòng Thiên Chúa. Vậy bảy Phép Bí Tích là gì? 1/ Bí Tích Rửa Tội Khi mới chào đời, tất cả chúng ta đều có tội. Tội đó được gọi là tội Tổ Tông Truyền do nguyên tổ của chúng ta là ông Ađam và bà Evà đã phạm. Khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được rửa sạch tội Tổ Tông Truyền và (đối với những người lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội khi đã có trí khôn – khoảng 7 tuổi) mọi tội lỗi chúng ta phạm trước đó. Và khi ấy, chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và trở thành chi thể trong Giáo Hội. Thiên Chúa sẽ vô cùng hạnh phúc khi vị linh mục đổ nước đã được thánh hóa trên đầu người được rửa tội và đọc "Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần." 2/ Bí Tích Thêm Sức Thiên Chúa, qua Thần Khí của Ngài, củng cố Đức Tin cho chúng ta, nhờ đó chúng ta thêm xác tín rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta cho tới khi chúng ta được rước về Trời, và qua đó, Ngài cũng ban thêm cho chúng ta niềm cậy trông vào Ngài mà chúng ta gọi là Đức Cậy. Cuối cùng Thiên Chúa gia tăng Đức Mến để chúng ta yêu mến Ngài hơn và yêu mến mọi người hơn. Trong việc cử hành Bí Tích này, cần có Đức Giám Mục hoặc vị linh mục được Đức Giám Mục ủy quyền để ngài đặt tay xác chuẩn và xức dầu thánh trên người được lãnh nhận Bí Tích. Về việc xức dầu, Đức Giám Mục hay linh mục thừa hành Đức Giám Mục nhúng đầu ngón cái tay phải vào dầu thánh rồi ghi hình Thánh Giá trên trán người lãnh nhận Bí Tích mà nói rằng: "Con hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần." 3/ Bí Tích Thánh Thể Mỗi ngày, trong Thánh lễ, Chúa Giêsu làm cho bánh và rượu trở nên Mình và Máu của Ngài. Việc này diễn ra khi vị linh mục đọc lời Truyền Phép. Bằng cách này, chúng ta có thể ăn và tiếp nhận Chúa Giêsu vào trong linh hồn mình. Chính Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly với mười hai Tông Đồ. Một ân huệ cũng được ban thêm, khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, chúng ta được tha thứ những tội nhẹ và được gia tăng sức mạnh để chống lại những tội trọng có thể đến trong tương lai. Chính Chúa Giêsu sẽ ở trong chúng ta. 4/ Bí Tích Giải Tội Đây là món quà tuyệt vời Thiên Chúa ban cho chúng ta! Ngang qua vị linh mục, người nghe chúng ta xưng thú tội lỗi, khi chúng ta tin tưởng và xưng tội của chúng ta với ngài, Thiên Chúa tha thứ mọi hành vi và thiếu sót của chúng ta đã xúc phạm đến Ngài. Và sau đó, chúng ta phải thực sự sám hối về những điều xấu chúng ta đã làm và những điều tốt chúng ta đã bỏ qua không làm. Bên cạnh đó, Bí Tích Giải Tội còn mang đến cho chúng ta sự bình an sâu xa và gia tăng sức mạnh cho chúng ta để chúng ta trở nên người Kitô hữu tốt lành và nên người con ngoan hiền của Thiên Chúa. 5/ Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân Thiên Chúa yêu thương những bệnh nhân. Khi có người mắc bệnh hiểm nghèo hay đã rất lớn tuổi mà có thể sẽ sớm qua đời, người đó cần ơn phù trợ của Thiên Chúa trong giây phút khó khăn ấy. Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân giúp mang lại sức mạnh, sự bình an và niềm khích lệ cho người bệnh. Ngoài ra, qua Bí Tích này, Thiên Chúa tha thứ hết mọi tội lỗi người bệnh đã phạm và giúp người đó dọn mình trong giờ lâm tử. Bí Tích này như một sự thông hiệp được Chúa Giêsu thiết lập trong cuộc Thương Khó của Ngài trên núi Canvê. Bằng cách này, với những đau khổ của mình, người bệnh đang cùng vác Thập Giá với Chúa Giêsu, đồng thời, chính Chúa Giêsu cũng nâng đỡ họ trong giây phút cuối đời. 6/ Bí Tích Truyền Chức Thánh
Chỉ có những người có ơn gọi làm linh mục, người sẽ được thánh hóa để trở nên thừa tác viên cử hành các Bí Tích mới lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh mà thôi. Đức Giám Mục sẽ đặt tay và cầu nguyện trên vị tân linh mục và thánh hiến vị tân linh mục ấy. Bí Tích Truyền Chức Thánh cho thấy một sự tuôn trào ân sủng mãnh liệt từ Chúa Thánh Thần và Bí Tích này cũng có một đặc tính rất đặc biệt, đó là người lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh sẽ là linh mục vĩnh viễn. Linh hồn người này mãi mãi được Thiên Chúa ghi dấu và tách biệt khỏi thế gian. Các thầy chịu chức Phó Tế và các Giám Mục cũng "lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh," nhưng với các nghi thức và chức vụ khác biệt so với các linh mục, mặc dù một Giám Mục khi được tấn phong tự ngài đã là một linh mục rồi, và hầu hết mọi linh mục dành một năm trong chức Phó Tế như một sự chuyển tiếp trước khi chịu chức linh mục. 7/ Bí Tích Hôn phối Bí Tích này kết hợp một người nam và một người nữ mãi mãi nên một với nhau. Khi hai người kết hôn trong Giáo Hội, chính Thiên Chúa kết hợp trọn cả linh hồn và thân xác họ với nhau. Như thế, họ không thể phá bỏ hôn ước của mình: "Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly" (Mc 10,9). Gương mẫu mà họ phải noi theo chính là gia đình Thánh Giá: Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse, cũng như hôn ước của Chúa Giêsu với Giáo Hội, Hiền thê của Ngài. Tác giả: Guest Author Chuyển ngữ: Đaminh Phan Quỳnh, SJ Nguồn: https://catholic-link. org/explain-sacraments-to- children/ dongten.net |
NGUOI TIN HUU TRUONG THANH - BA ME NGOAI GIAO |
|
|
|
Lòng tin bà mẹ ngoại giáo. 08/08 – Thứ tư tuần 18 thường niên – Thánh Đaminh, linh mục. Lễ nhớ. "Này bà, bà có lòng mạnh tin".
Lời Chúa: Mt 15, 21-28 Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm". Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến gần Người mà rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi". Người trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel". Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi". Người đáp: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó". Bà ấy đáp lại: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống". Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy". Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành.
SUY NIỆM : Sống Niềm Tin Mahatma Gandhi, người có công giành độc lập cho Ấn Ðộ bằng con đường bất bạo động, đã có lần tuyên bố: "Tôi yêu mến Chúa Kitô, nhưng tôi không phục những người Kitô hữu". Câu nói của con người đã từng lấy giáo lý của Chúa Kitô làm nền tảng cho chủ trương bất bạo động đáng làm cho chúng ta suy nghĩ. Giáo lý của Chúa Kitô thì cao đẹp, nhưng nhiều Kitô hữu làm cho bao nhiêu người xa lánh Giáo Hội, chỉ vì cuộc sống của họ đi ngược lại với những gì họ tuyên xưng. Người ta thường nói: "Bà con xa không bằng láng giềng gần". Ðôi khi chúng ta cảm thấy gần gũi với những người láng giềng hơn là với những người thân thuộc.
Trong liên hệ với Chúa Giêsu cũng thế, có biết bao người chưa từng được nghe nói đến Chúa Giêsu, có biết bao người không mang danh hiệu Kitô, nhưng lại gần gũi với Chúa Kitô và sống tinh thần Kitô hơn chính những người Kitô hữu. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề cao lòng tin của người đàn bà xứ Canaan, tức là một người ngoại giáo. Một trong những điều hẳn sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng, đó là trên Thiên đàng, chúng ta sẽ gặp gỡ những người chúng ta chưa từng quen biết, ngay cả những người chưa một lần mang danh hiệu Kitô hay đặt chân đến nhà thờ. Thời Chúa Giêsu, có biết bao người ngoại giáo có lòng tin sâu sắc hơn cả những người Do thái. Trước hết, tiên tri Isaia đã từng khiển trách lòng giả dối của người Do thái: "Dân này thờ Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng họ thì xa Ta". Thời Chúa Giêsu, có biết bao người bị loại ra khỏi xã hội, bị đặt bên lề Ðền thờ, và có lẽ cũng không hề thuộc toàn bộ lề luật của Môsê, nhưng lại có lòng sám hối và tin tưởng sâu xa hơn. Nói với những người chỉ giữ đạo một cách hình thức, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Không phải những ai nói: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời; nhưng là những kẻ thực thi ý Chúa". Người đàn bà Canaan có lẽ không hề biết đến lề luật Môsê, nhưng đã sống niềm tin của mình một cách mãnh liệt. Lòng tin đó được thể hiện qua việc phó thác hoàn toàn vào quyền năng của Chúa Giêsu. Trong tình thế hầu như tuyệt vọng, bà đã chạy đến với Chúa Giêsu; sự van nài của bà cho thấy sự kiên nhẫn và lòng tin sắt đá của bà. Sự khác biệt cơ bản giữa một người có niềm tin và một người không có niềm tin, không hệ tại ở danh hiệu Kitô hay những thực hành đạo đức, mà chính là lòng tin. Tin vào sự hiện diện quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc sống, tin vào tình yêu vô biên của Ngài, tin vào ý nghĩa của cuộc sống, tin vào tình người, đó là sắc thái chủ yếu của người có niềm tin: chính trong niềm tin đó, con người gặp gỡ Chúa Giêsu. Trong một hoàn cảnh mà cái nhìn của con người có thể cho là tuyệt vọng, người Kitô hữu hơn bao giờ hết được mời gọi để nêu cao niềm tin của mình. Ðây là thời điểm để họ chứng tỏ bản sắc đích thực của mình. Trong cuộc sống chỉ có nghi kỵ và hận thù, họ được mời gọi để đốt lên ngọn đuốc của yêu thương. Trong một xã hội bị gậm nhấm bởi chán nản tuyệt vọng, họ được mời gọi để mang lại niềm hy vọng. Chỉ khi nào giữ đúng vai trò đó, người Kitô hữu mới thực sự xứng đáng với danh hiệu của mình. (Trích trong 'Mỗi Ngày Một Tin Vui')
----------------------------
|
|
|