ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA VƯƠNG -GIÁO HOÀNG GIOAN i |
|
|
|
phung phung CHUYỂN Thu, May 19 at 1:47 PM
Thánh Giáo Hoàng Gioan I ( ... - 18-05-526)
Chúc bình an, hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Giáo Hoàng Gioan I, (c. 526). Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy nhé.
Cha Vương,
Thứ 4: 18/5/2022
Thánh Giáo Hoàng Gioan I, sinh tại Populonia, xứ Tuscan, là tổng-phó-tế của hàng giáo sĩ Rôma, là vị Giáo Hoàng thứ 53 của Giáo Hội Công Giáo được chọn để kế vị Ðức Hormidas mà lúc bấy giờ ngài đã già yếu.
Bất kể sự phản đối, ngài bị Theodoric -- là vua của Ý, người hăng hái bảo vệ phe lạc giáo Arian -- sai đi Constantinople để thuyết phục Hoàng Ðế Justin bớt khắt khe trong việc chống đối phe Arian mà một sắc lệnh của vua buộc phe này phải trao trả các nhà thờ cho người Công Giáo ở Ðông Phương. Theodoric đe dọa rằng nếu Ðức Gioan thất bại trong nhiệm vụ, thì người Công Giáo chính thống ở Tây Phương sẽ bị trả đũa.
Nhiệm vụ thật khó khăn nhưng chuyến đi thật vinh quang. Bất cứ đâu ngài đến đều được dân chúng vui mừng tiếp đón. Khi đến Constantinople, Hoàng Ðế Justin đã dành mọi vinh dự cho ngài. Vào Chúa Nhật Phục Sinh, 19-4-526, ngài đội vương miện tấn phong cho Hoàng Ðế Justin. Ngoài ra, các giám mục Ðông Phương cũng hăng say thề trung thành với Rôma.
Khi Ðức Gioan trở về Ravenna, thủ phủ của Theodoric, ngài khám phá rằng Theodoric đã giết chết người bạn tâm giao của ngài là triết gia vĩ đại Severinus Boethius, cũng như bố vợ của ông là Symmachus. Về phần Theodoric, vì nghi ngờ Ðức Gioan thông đồng với Hoàng Ðế Justin nên ngay khi ngài đặt chân lên đất Ý, Theodoric đã cho người bắt giam ngay lập tức.
Phần vì mệt mỏi sau cuộc hành trình, cộng thêm sự đau khổ vì đối xử tệ hại, ngài ở tù không lâu và đã từ trần ngày 18 tháng Năm 526. Ngài được chôn cất ở bên ngoài thành Ravenna, nhưng sau đó thi hài của ngài được đưa về Rôma và chôn cất trong Ðền Thánh Phêrô.
Lời Bàn: Chúng ta không thể chọn lựa những đau khổ mà chúng ta phải chịu. Thánh Giáo Hoàng Gioan I bị đau khổ vì một hoàng đế tham quyền. Ðức Giêsu đau khổ vì những nghi ngờ của những người cảm thấy bị đe dọa vì chân lý, vì sự thẳng thắn và vì sự bất lực của Ðức Giêsu. "Nếu thế gian ghét bỏ các con, hãy biết rằng thế gian đã ghét bỏ Thầy trước hết."
(Trích Gương Thánh Nhân - ns Người Tín Hữu online)
From: Đỗ Dzũng
---------------------------------------- |
ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - BẠN NÊN CÓ TRONG NHÀ |
|
|
|
Chi Tran
Người Công Giáo nên có trong nhà
Thật ra thì không có một giới hạn nào về những đồ vật tôn giáo đẹp đẽ mà một người Công Giáo có thể có trong nhà. Tuy nhiên, có thể đây là 6 món đồ mà người Công Giáo nên có trong nhà nhất, với một giải thích ngắn. 1. Cây Thánh giá Biểu tượng nổi bật và đặc trưng nhất của đức tin Kitô Giáo chính là cây Thánh giá, ngay từ thời kỳ đầu tiên của đức tin. Quả vậy, cây Thánh giá của Chúa Giêsu Kitô chính là khí cụ cứu độ chúng ta. Những tín hữu thời đầu vẽ Thánh giá lên cả cơ thể họ. Ngày nay, chúng ta lưu lại truyền thống này bằng dấu Thánh giá mà ta kêu cầu lên Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong nhà chúng ta, cây Thánh giá đóng vai trò là vật nhắc nhở về ân huệ Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta trên Thánh giá. Đó là một á bí tích của Giáo Hội mà nhờ chiêm ngắm nó bằng con mắt thể xác, con mắt linh hồn chúng ta cũng mở ra với thác nguồn ân sủng của Thiên Chúa. 2. Ảnh tượng đức tin Một vật nhắc nhở đức tin tuyệt vời là các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo. Tượng, tranh vẽ, ảnh icon có ý nghĩa sâu sắc hơn là các vật lưu niệm hay trang trí đơn thuần. Một điều chắc chắn là chúng ta không bao giờ "thờ" các ảnh tượng này; sự thờ phượng chỉ hướng về một Thiên Chúa Ba Ngôi mà thôi. Nhưng các ảnh tượng giúp ta tưởng nhớ và bắt chước các Đấng mà ảnh tượng ấy mô tả. Điều đó có nghĩa là, nếu trong nhà chúng ta có một bức ảnh Thánh Giuse, việc treo ảnh làm chứng rằng chúng ta tin vị Thánh vĩ đại này đang ở trên Thiên đàng với Thiên Chúa, Thánh Giuse đang sống động thực sự trong Chúa Kitô. Do vậy, chúng ta có thể thưa chuyện với ngài, và học theo các nhân đức mà ta biết từ ngài. Đây không phải là đi đường vòng, không đến trực tiếp Thiên Chúa, nhưng thật ra là chính trong ân sủng của Thiên Chúa mà một người ở dưới đất và một người ở Thiên đàng có thể kết nối với nhau. Ảnh thánh đại diện cho sự hiện diện của vị Thánh, người đang ở trên Thiên đàng, và giúp cảm quan thể xác chúng ta tôn kính mà hướng đến vị Thánh để cầu nguyện. 3. Móc treo tường Mỗi người Công Giáo cũng nên có móc treo tường trong không gian sống. Trong vấn đề đạo, móc treo tường phục vụ như nơi treo xâu chuỗi Mân Côi. Với người Công Giáo thuộc truyền thống Byzantine thì có thể treo chuỗi chotkis hoặc dây cầu nguyện. Treo xâu chuỗi ở một không gian chung, dễ thấy có thể là cách hiệu quả để nhắc nhở mọi người trong gia đình cầu nguyện, đôi khi là cầu nguyện cùng nhau. 4. Bình đựng nước thánh Nước thánh là một á bí tích nhắc nhở về phép Rửa tội. Nhờ nước của phép Rửa, chúng ta được tẩy sạch vết nhơ tội lỗi, và được tháp nhập vào thân mình Chúa Giêsu Kitô, được đóng ấn tín Thánh Thần, và được nhận ơn thánh hoá linh hồn từ Thiên Chúa toàn năng. Khi chúng ta chấm nước thánh và làm dấu Thánh giá, chúng ta cho phép ân sủng Chúa chỉnh đốn con người chúng ta, củng cố mối liên kết sự sống của chúng ta với sự sống của Thiên Chúa, và tuyên xưng lại trong lòng về bí tích Rửa tội mình đã lãnh nhận. Hội Thánh cũng ban ơn tiểu xá cho việc này. 5. Đài Đức Mẹ Maria Một khung cảnh đẹp đẽ khác mà gia đình chúng ta nên có, nếu có điều kiện, là đặt tượng Đức Trinh Nữ Maria trong vườn nhà và trồng cây xanh quanh tượng đài ấy. Đó cũng là một cách truyền giáo tốt nếu tượng được đặt ở sân trước nhà, nơi dễ nhìn thấy từ ngoài đường. Nhiều người, với tư tưởng rất con người, sợ rằng mình đã tôn kính Đức Mẹ nhiều quá mức. Thực chất, chúng ta không bao giờ có thể tôn kính và yêu mến Mẹ Maria nhiều hơn Con Một Mẹ là Chúa Giêsu Kitô, Đấng không ngừng muốn chúng ta yêu mến Mẹ ngày một hơn. Thật vậy, càng tôn kính Đức Trinh Nữ là càng tôn vinh và chúc tụng Chúa Giêsu. Đức Mẹ dẫn ta đến Chúa. Đức Mẹ trông nom và bảo vệ ta. Đức Mẹ kéo mọi ơn Chúa Thánh Thần cho con cái trên thế gian. Trong mầu nhiệm Hội Thánh là Thân Mình Chúa Kitô, Đức Mẹ chính là cái cổ để thông chuyển mọi sự tốt lành của Đầu xuống thân mình. Một khi đã "xin vâng", Đức Mẹ không ngừng trở thành người mang Chúa cho thế giới. Nhìn ngắm Mẹ chính là nhìn ngắm sự kiện Thiên Chúa Ngôi Lời làm người và giáng sinh. Ở với Chúa là ở Thiên đàng, vì thế, Mẹ chính là người mang Thiên đàng đến cho tất cả chúng ta. 6. Lịch Công Giáo Ở nhiều nơi, các nhà thờ phát lịch Công Giáo đến các tín hữu mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Lịch Công Giáo là quyển lịch ghi thông tin các ngày lễ Công Giáo trong suốt năm. Quyển lịch này nên được để ở giữa nhà, chỗ dễ thấy, để mọi người đều có thể xem. Là một điều tốt lành khi các tín hữu biết điều gì đang diễn ra trong niên lịch Giáo Hội để có thể giữ đức tin luôn sống động. Chẳng hạn, gia đình có thể đặt một cái bánh kem để ăn mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hoặc Hồn Xác Lên Trời. Đến lễ Thánh bổn mạng hoặc một vị Thánh mình yêu thích, gia đình có thể trang trí những biểu tượng của vị Thánh đó hoặc cầu nguyện đặc biệt với ngài. Theo Catholic-link.org Gioakim Nguyễn biên dịch
------------------------------------------------------- |
|
ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA VUONG |
|
|
|
phung phung
Thánh Pancratiô (c. 304), tử đạo trẻ tuổi
Chúc 1 ngày thật mạnh mẽ trong đức Tin, bền vững trong đức Cậy, dồi dào trong đức Mến nhé. Hãy cầu nguyện cho nhau. Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Pancratiô (c. 304), tử đạo trẻ tuổi. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy.
Cha Vương,
Thứ 5: 12/05/2022
Thánh Pancratiô là vị tử đạo thời tiên khởi mà chúng ta biết rất ít về ngài. Truyền thuyết nói rằng ngài sinh vào cuối thế kỷ thứ ba và được người chú ở Rôma nuôi dưỡng sau khi cha mẹ mất sớm. Sau đó, hai chú cháu theo Kitô Giáo. Trong thời gian cấm đạo của Hoàng Ðế Diocletian, vì không chịu tế thần nên đã Pancratiô bị chặt đầu năm 304, lúc ấy ngài mới 14 tuổi.
Ngài chết vào lúc mới 14 tuổi trong năm 304. Pancras là một thiếu niên rất đẹp trai và khỏe mạnh, luôn thắng các thiếu niên khác trong những trận đô vật. Một hôm Pancratiô thắng một thiếu niên ngoại đạo, người này rất tự phụ tự đắc. Để trả thù, hắn đi tố với hoàng đế rằng Pancratiô là người Công giáo. Thời đó, đạo Công giáo bị luật Rôma cấm đoàn.
Hoàng đế là bạn thân của cha Pancratiô (người cha này đã qua đời), nên muốn tha cho Pancratiô. Ông cố gắng làm mọi cách cho Pancratiô thay đổi ý. Hoàng đế nói: Con chỉ cần dâng vài lời cầu nguyện với các thần của ta, và ta sẽ ban cho quyền bính trong đế quốc ta. Tuy Pancratiô sợ chết lắm, nhưng em không thể chối Chúa Giêsu. Pancratiô đáp lại: Nhờ phép rửa tội, tôi đã nên con Thiên Chúa. Tôi không bao giờ từ chối Chúa Giêsu, cho dù có được cả một đế quốc. Thế là Pancratiô đã bị xử tử hình.
Ngài đã tỏ ra can đảm biết bao khi bị điệu qua các đường phố như một một tên trọng tội. Ngài đã không hề kêu la khi quân lính đánh đòn, và không hề đổi ý khi nghe dân chúng chế nhạo. Trái lại, Pancratiô đã nghĩ đến Chúa Giêsu đang bị điệu qua các ngả đường Giêrusalem đến nơi Ngài bị đóng đinh. Trước khi Pancratiô bị một lưõi gươm chém đầu, Ngài đọc lời kinh này chứng tỏ sự bình an trong tâm hồn và sức mạnh Ngài có : "Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa về đau khổ con sắp lãnh nhận. Con chấp nhận đau khổ này với lòng hân hoan, vì biết rằng cái chết của con sẽ đưa con về Thiên Đàng để ở với Chúa mãi mãi. Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ những kẻ sắp giết con!"
Ngài được chôn trong một nghĩa địa mà sau này mang tên của ngài. Thánh Pancratiô được nước Anh đặc biệt sùng kính vì Thánh Augustine ở Canterbury đã dâng hiến một nhà thờ ở đây cho Thánh Pancratius, và thánh tích của ngài được tặng cho vua xứ Northumberland.
"Chúng sẽ bắt bớ và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và nhà tù, và chúng sẽ điệu anh em đến trước mặt vua quan vì danh Thầy. Ðó là cơ hội để anh em làm chứng. Hãy nhớ rằng, đừng lo nghĩ cách bào chữa, vì chính Thầy sẽ cho anh em tài ăn nói khôn ngoan khiến tất cả các địch thủ không tài nào chống đối hay bắt bẻ được" (Lc 21:12-15).
Lạy Thánh Pancratiô, xin cầu bầu cho con biết luôn luôn kiên trì trong đức tin. |
ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH DAMIEN |
|
|
|
phung phung
Thánh Đamien
Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé. Hôm nay Giáo Hội Hoa Kỳ mừng kính Thánh Đamien, vị anh hùng của người Hawaii. Mừng bổn mạng đến những ai chọn ngài làm quan thầy.
Cha Vương
Cha Đamien của hòn đảo Molokai, Hawaii, tên là Joseph De Veuster sinh tại Tremelo, Bỉ vào ngày 3 tháng 1 năm 1840. Khi anh của ngài vào tu dòng Thánh Tâm, cha của Ngài chuẩn bị để Ngài nối nghiệp buôn bán của gia đình. Tuy nhiên, Ngài quyết định hiến thân mình cho Chúa. Năm 1859, Ngài vào tu tại một chủng viện ở Louvain và lấy tên là Đamien.
Năm 1863, anh của Ngài được sai đi truyền đạo ở quần đảo Hawaii nhưng không may bị bệnh rất nặng. Đamien xin bề trên và được phép đi thay cho anh của mình. Ngài đến Honolulu vào ngày 19 tháng 3 năm 1864 và được phong chức linh mục vào ngày 21 tháng 5 năm 1864. Ngài được sai đến Big Island để bắt đầu công việc của một vị linh mục.
Vào thời gian đó, chính quyền Hawaii quyết định ngăn chặn sự lây lan của bịnh cùi bằng cách trục xuất những người bị nghi ngờ là mắc bệnh cùi tới Kalaupapa trên hòn đảo Molokai – một nơi rất xa xôi và hẻo lánh được bao quanh với núi và biển. Những người bị bỏ rơi này xin được có một bậc tu trì đến để giúp đỡ họ về những nhu cầu tinh thần. Đức Cha Louis Maigret nói cho các cha nghe về vấn đề này và có vài cha xung phong đi trong vòng vài tháng. Cha Đamien là người đầu tiên ra đi vào ngày 10 tháng 5 năm 1873. Với lời xin của Ngài và của những người cùi ở Kalaupapa, Ngài đã ở lại Molokai.
Ngài đã mang những tia hy vọng tới chốn địa ngục đầy thất vọng này. Ngài đã trở thành nguồn an ủi và sự khuyến khích cho đàn chiên của ngài bằng cách trở thành vị bác sĩ cho linh hồn và thể xác của họ không kể sắc tộc và màu da. Ngài đã trở thành tiếng nói của những người câm và xây dựng một cộng đoàn nơi những người cùi tìm ra những lý do mới để sống. Một nơi không luật pháp đã trở thành một nơi thống trị bởi luật yêu thương.
Sau khi Ngài bị nhiễm bệnh cùi vào năm 1885, cha Đamien đã có thể cảm thông hoàn toàn với những bệnh nhân cùi. Ngài thường nói, "Chúng ta, những người cùi". Cha Đamien trở thành một chứng nhân tình yêu của Chúa cho mọi người. Sức mạnh của Ngài đến từ Thánh Thể như chính Ngài đã viết: "Chính nơi chân bàn thờ là nơi chúng ta có thể tìm thấy sức mạnh chúng ta cần khi bị bỏ rơi . . ."
Chính nơi này Ngài đã tìm ra sức mạnh và sự khuyến khích để phục vụ anh chị em cùi. Vì những tia hy vọng và sự âm thầm phục vụ người là "vị truyền giáo hạnh phúc nhất trên thế gian", và là một đầy tớ trung thành của Chúa và nhân loại.
Cha Đamien đã qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1889 sau 16 năm sống và phục vụ giữa những bệnh nhân cùi. Xác Ngài đã được chuyển về Bỉ năm 1936 nơi người được chốn cất trong nhà dòng Thánh Tâm tại Louvain. Ngài đã được biết đến khắp thế giới. Năm 1938, quá trình xin phong cho Ngài làm Á Thánh được giới thiệu tại Malines, Bỉ. Đức Giáo Hoàng Phaolô thứ VI đã kí nghị định "anh hùng của sự trinh tiết và thương yêu" vào ngày 7 tháng 7 năm 1977.
Qua Cha Đamien, Giáo Hội có một tâm gương cho những người tìm được ý nghĩa trong Kinh Thánh và cho những người mong ước đem Tin Mừng của Chúa đến cho người nghèo. Năm 1955, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Cha Đamien làm Á Thánh tại Burssels. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phong thánh cho Ngài. Ngày mừng kính thánh Đamien là ngày 10 tháng 5 hằng năm.
Hai Phép lạ đã được Tòa Thánh công nhận là do lời cầu xin của Chân Phước Damien:
(1) Ngày 13 tháng sáu, 1992, ĐGH Gioan Phaolô II công nhận Phép lạ xẩy ra năm 1895 cho một Nữ tu người Pháp, tên là Simplicia Hue, nằm chờ chết vì bịnh ruột. Nhờ làm tuần 9 ngày cầu xin Cha Damien cứu chữa, nên qua một đêm, liền hết bịnh.
(2) Phép lạ thứ hai xẩy đến cho một phụ nữ người Hawai'i bị ung thư, tên là Audrey Toguchi. Năm 1997, bà được Bác sĩ Walter Chang cho biết: chứng ung thư tế bào đã lan khắp chân, và phổi. Không thể chửa lành được. Và hồ sơ bệnh trạng được lưu trữ tại"Hawai'i medical Journal, October 2000".
Toà Thánh đã công nhận là hai phép lạ thật, và cần thiết để ĐGH Benêđitô XVI tuyên bố Chân Phước Damien lên bậc Hiển Thánh.
------------------------------------------- |
|