Vài suy tư thần học vê bí tich hôn nhân Phi Tran Apr 23 at 10:11 PM
Suy tư thần học là suy nghĩ về (Thiên) Chúa trong khuôn khổ của lý luận dĩ nhiên là nó rất khô khan. Do vậy, đây chỉ là những suy tư của một cá nhân, không một ai thể coi đó là giáo huấn của GH.
Điểm đến của những suy tư thần học này là gì?
- Thời điểm Chúa Giêsu thành lập bí tích hôn nhân.
- Khi không nói đến bí tích Thánh Thể. Với những bí tich khác, Chúa Kitô hiện diện chỉ khi bí tich đó đươc cử hành. Nhưng với bí tich hôn nhân Chúa Kitô chẳng những hiện diện khi bí tích đó được cử hành mà còn lưu lại với cộng đồng mới thành lập đó nữa.
Trong GH có rất là nhiều 'lòng sùng kính', tuy GH chưa chính thức công nhận, và cũng có thể sẽ chẳng bao giờ công nhận, nhưng xét theo khía cạnh mục vu nó giúp giáo dân có thêm lòng sùng kính thì cũng ... tốt thôi.
Vài lời phi lộ:
Tôi không phải là giáo sỹ những người có đặc quyền nói tiếng nói của GH.
Cho dù có là giáo sỹ đi chăng nữa thì những suy tư thần học (nếu có) cũng chỉ là của vị giáo sỹ đó cho đến khi được sự chính thức xác nhận của GH qua Thánh bộ Đúc Tin. Cho đến khi đó không một ai đươc phép nói đó là giáo huấn của GH, nhân danh Giáo Hội.
Theo kinh nghiệm lịch sử, những gì liên quan đến niềm tin, GH hoạt động như thể không có ngày mai, có nghĩa là 10 năm, 100 năm hay cho dù 1000 năm đi chăng nữa cũng không thành vấn đề.
Và như vậy chắc chắn đời tôi đã đành, đời con, đời cháu, chưa chắc có gì gọi là 'biến chuyến'. Nhưng không có nghĩa vì như thế, mà một người không nói lên tiếng nói mà theo lương tâm, với lòng khiêm tốn, những gì mình nghĩ là đúng.
Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc chữ 'khiêm tốn'. Khiêm tốn mà tôi muốn nói đây là khi một cá nhân đang đối diện với TC và đang trả lời câu hởi là con đang làm cho Chúa hay là làm cho con? Có nghĩa là:(1) Cá nhân đó xác tín rằng họ chỉ là một công cụ.(2) Khả năng (đó) ; không hẳn là cái cá nhân đó mong muốn, tuy nó là một ân huệ nhưng không hẳn chỉ có đến đó mà nó còn mang theo một trách nhiệm, kèm theo những sóng gió, 'họa' có thể tiên đoán 'nó có cái giá của nó'. (3) Cá nhân đó được mời gọi để dùng nó, ở một ý nghĩa nào đó nó còn một mệnh lệnh mà cá nhân đó được hòa toàn tư do tuân theo hay không. Và cuối cùng (4) Cá nhân đó chấp nhận lời mời gọi đó.
Có lẽ quan trọng nhất là việc trong cái cuốn tự diển của cá nhân đó không có chữ 'phần thưởng' dù là tinh thần hay vật chất.
Sẽ không có giá trị gì khi cá nhân đó đứng ngoài GH, và vì như vậy, bài viết khởi đầu bằng phần giáo lý trước. Trong phần này có những phần đươc giảng dạy ở các GX, nhưng cũng có những phần khác chuyên ngành hơn ở đảng cấp đại học hoặc cao hơn dĩ nhiên là có trong chương trình huấn đào tạo LM (thần học).
Giáo Lý
(1) Bí tích là gì? Bí tich là những đáu hiệu bên ngoài do Chúa Giêsu lập có hiệu quả ban ơn thánh bên trong.
(2) Có mấy phép bí tich: Có 7 phép bí tích: Bí tích rửa tôi, bí tích hòa giải, bí tích Mình Thánh Chúa, bí tich thêm xức, bí tích bệnh nhân, bí tích truyền chức và bit tích hôn nhân.
(3) Chúa Kitô hiện diện ở đâu : (a) Nơi Giáo Hội, (b) nơi các tích, (c) nơi 'Lời' và (d) nơi cộng đồng.
(4) Chúa Kitô hiện diện các bí tích nghĩa là sao? Khi một bí tich được cử hành là do chính Chúa Kitô đang ở đấy và Ngài mới là người thánh hóa, những người cử hành chỉ là những người thực hiện 'dấu chỉ' bên ngoài.
(5) Sự hiện diện của Chúa Kitô và 'Chúa ở khắp mọi nơi', khác gì nhau. Hiện diện có nghĩa là có mặt, vd: Khi ĐGM ban phép thêm sức, chính Chúa Kitô đang ở đó và là người ban Thánh Thần, hay khi môt người rửa chịu tội thì chính Chúa Kitô, Chiên TC, mới là đấng đang ở đó để 'Xóa' tội trần gian. Để dễ hiểu hơn , một ngưòi không thể đem "Chúa ở khắp mọi nơi" dùng thay cho trường hợp "Chúa Kitô hiện diện nơi bí tích Thánh Thể".
(6) Mổi bi tich có một phạm trù khác nhau: Với Bí tích Mình Thánh Chúa thì chỉ cân LM là đủ, Với bí tich hôn nhân thì hai người sẻ là vợ chồng là người cử hành, với những bí tich còn lại, phải có một người cử hành và một người nhận, riêng với bí tich rủa tội, cho dù là người cử hành không phải là người đã chịu phép rửa thì bí tich đó vẫn thành sự.
(7) Chúa Kitô hiện diện nơi cộng đồng: Không ai dám cãi chuyện này bởi vì chính Chúa Giêsu nói: "Tôi ở đang đó ngay giữa họ . . .".
(8) Chúa Giêsu lập các phép bí tich khi nào. Kinh Thánh chỉ đề cập đến bí Thánh Thể, Bí tich truyền chức(LM) Chúa Giêsu lập trong bữa tiệc ly, Bí tích rửa tội, bí tich hòa giải trước khi Chúa về trời, còn những bí tich khác sự tin tưởng là do thánh truyền.
(9) Thánh truyền là những thực hành hay sự tin tưởng (Tradition; tạm dùng chữ 'tập tục') mà người ta truy nguyên là có từ thời các tông đồ. Suy diễn theo quan diểm của GH: Khi Chúa về trời, không phải tất cả những gì Chúa dậy đều được ghi chép, và các Tông Đồ là nhưng người biêt Chúa dạy gì, và thực hành những điều Chúa dạy. Và những người gần các Thánh tông đồ nhất là các thánh Giáo phụ. GH xác định mốc thời gian là chỉ xét đến những trường hợp có trước và cùng với Thánh Augustinô vị Thánh giáo phụ sau cùng.
Đó đây, qua các thánh giáo phụ có những văn kiện, ghi lại những tập tục đó, qua thời gian những bản viết đó không phải hoàn toàn chưa đụng những tập tục tinh ròng. Cho đến bây giờ vẫn còn nhưng tranh cãi, chẳng hạn như quyền của ĐGH, các tín điều về ĐM, mà chúng ta đang tin.
(10) Giáo hội có thể thêm hay bớt. Qui luật: Cái gì do giáo hội đặt ra GH được sửa đổi, Cái gì do Chúa đặt ra thì GH không được quyền bỏ sửa đổi. Chính vì đó những gì liên quan đến đưc tin thì chỉ có thể 'thêm' chứ không được bớt. Ví dụ : Tín điều về ĐN vô nhiễm. Thật ra không phải là thêm mà là chính thức hóa, buộc phải tin những gì đã có sẵn, được cẩn thận truy nguyên nguồn gốc có từ (thời) các tông đồ.
(11) Sự mặc khải; khi TC tỏ cho con người về Ngài và về chương trình của Ngài. Mặc khải đã kết thúc nơi Chúa Kitô. Sau Ngài sẻ không còn có thêm bất kỳ một sự mặc khải mới nào nữa.
(12) Giáo Hội có những cái mới? Giáo hội không thay đổi, chân lý không thay đổi. Khuôn mặt Chúa Kitô muôn đời cũng vẫn là khôn mặt đó, dầu trời đầt có qua đi nhưng muôn đời 'Lời' vẫn tồn tại y như vậy. Đời sồng GH là một cuộc lữ hành cho đến khi Chúa đến, nói đến lữ hành là không dừng ở một chỗ và tiến theo dòng của lịch sử, không phải thời nào cũng như thời nào, vào những một thời điểm nhất định, khi chiêm ngắm màu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, người ta hiểu thêm vể những gì đã có sẵn; ngôn ngữ nhà đạo: dấu hiệu thời đại, hay khám phá ra một khuôn mặt của Chúa Kitô qua một góc nhìn mới.
Bên trên là phần ôn lại giáo lý của GH do: (1) học từ các LM hay (2) trường ĐHCG qua các khóa học về giáo ly của GHCG (cũng từ các LM) nhưng chuyên ngành hơn, Bài viết có thể có những chi tiết, cách dùng chữ không chính xác (xin lỗi trước).
Xác định thời điểm Chúa Giêsu thành lập bí tích hôn nhân.
Rất ngắn gọn về hôn nhân: (1) Hôn nhân có từ khi con người được tạo dựng đã đươc trình bày trong sách Sâng Thế, cũng nơi đó (2) Cả hai nên một, hiển nhiên đây là công việc vượt qua khả năng của con người, và đây cũng là kỳ công của TC. (3) Họ là một mà là hai, hai mà là một, một hình ảnh cộng đồng của TC (Chúa Ba Ngôi)
Nói như thế không có nhĩa là hôn nhân qua bí tích hôn nhân không khác gì những hôn nhân đã có từ trước. Chính bàn tay của TC kết hợp họ làm một mà?
Khi Chúa Kitô sống lại, trời mới, đất mới, sự sống mói, con người mới. Và do đó hôn nhân trong Chúa Kitô mang một sắc thái mới, cuộc sống mới.
Chúa Thành lập bí tích hôn nhân khi: Đó là lần đầu tiên:
(1) Phải là một cuộc hôn nhân. (2) Chúa Kitô hiện diện. (3) Ngài là "Alpha và Ômega", "khởi nguyên và là cùng đích", "Hôm qua hôm nay và mãi mãi", do đó Chúa Kitô là trung tâm của sự kết hợp, của cuộc hôn nhân đó.
Từ lâu (không phải là niềm tin của GH), do không được nói đến trong Kinh Thánh người ta vẫn "tin" rằng, (có thể) Chúa Giêsu lập bí tích hôn nhân nơi tiệc cưới Cana. Theo tôi luận cứ đó không đứng vững. Đành rằng đó là một cuộc hôn nhân, Chúa Kitô hiện diện, thế nhưng sự hiện diện của Ngài là một khách mời, dưới con mắt cùa tân nương và tân lang, vị trí của Ngài không khác gì vói những khách mời khác ngày hôm đó.
Kinh thánh có nói đến một cuộc hôn nhân khác, cuộc hôn nhân của Đức Maria và Thánh Giuse. Đó là:
(1) Một cuộc hôn nhân - GH mói đưa thêm vào kinh nguyện Thánh Thể lời cầu nguyện với Thánh Giuse 'bạn' Đức Trinh Nữ, 'bạn' là theo ngôn ngữ VN còn ý của nó có nghĩa là 'chồng' Đức Trinh Nữ (Her spouse).
(2) Khi Thánh Giuse mang ĐM về nhà mình, Chúa Kitô luôn đã có mặt trong cung lòng Đức Trinh Nữ, ĐM đang cưu mang Chúa Giêsu.
(3) Và sau cùng Chúa Kitô là trung tâm điểm cùa cuôc hôn nhân đó. Lời báo mộng của Thiên Thần với Thánh Giuse xác định điều đó.
(4) Không cần nói thêm đó là một cuộc hôn nhân đầu tiên trong lịch sử con người hội đủ ba điều kiện trên.
Nếu hiểu theo như vậy, thì cuộc hôn nhân của ĐM Maria và Thánh Giuse phải là kết quả của bí tich hôn nhân, nói khác đi Chúa Kitô thành lập bí tích hôn nhân vào thời điểm đó. Vì nhận thấy điểm này mang một cái nhìn có tính cách đột phá nên tôi không (dám) đi xa hơn trước khi có tiếng có được quan điểm của GH. Và kết thúc 'suy nghĩ' về việc thành lập bí tích hôn nhân ờ đây.
Tôi xin nói lại về đặc điểm của cuộc hôn nhân của ĐM và Thánh Giuse.
(1) Chúa Kitô chẳng những hiện diện mà còn luu lại vói cuộc hôn nhân đó.
(2) Khi chọn đời sống trong một gia đình, một cộng đồng thành lập do một cuộc hôn nhân, Chúa Kitô, với ngài, đời sống nơi gia đình là một phần trong công cuộc cứu độ của Ngài. Và từ lâu Giáo Hội có mửng lễ 'Thánh Gia'
Khi chiêm ngắm Thánh Gia tôi nhìn thấy:
(1) Gia đình là nơi có Chúa và là nơi họ gặp Chúa. (2) Ngôi Lời cư ngụ trong gia đình: "Và ngôi lời đã thành xác phàm va đã 'cư ngụ' giữa chúng tôi", Nguyên văn của 'cư ngụ' là 'cắm lếu', với dân du mục họ đi chỗ này chỗ kia, nơi nào có cỏ họ dừng lại và cắm lều, Ngôi lời cũng đang làm như thế, (Không phải là Chúa ở đâu chúng tôi đến ở đó mà đúng hơn là chúng tôi dọn (nhà) đi đâu ngài cũng dọn nhà theo với chúng tôi.) Ở ngay câu này cho thấy một sư hiện diện của Ngôi Lời là chính Chúa Kitô (tôi không bàn thêm).
Gom chung lại tất cả nhưng suy tư trên tôi có cảm nghiệm rằng:
Khi không nói đên Bí tích Thánh thể, và khác với những bí tich khác khi đó Chúa Kitô chỉ hiện diện khi bí tích đó được cử hành, Riêng với Bí tich Hôn nhân thì:
(1) Chúa Kitô hiện diện để tác hợp hai người đó, và thành lập một công đồng (phần này là Giáo lý của GH), và
(2) Đó cũng là một sự khởi đầu cho một sự hiện diện không phải chỉ trong lúc đó mà còn trong gia đình, cộng đồng của họ vậy.
Xin kính chúc Bình An và cũng xin mọi người, chúng ta cầu nguyện lẫn cho nhau . |