HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CHA VƯƠNG |
|
|
|
phung phung
Ngoài Chúa Giêsu ra, Đức Maria còn có những người con khác nữa không?
Mến chúc bạn ngày Thứ 2 vui tươi và thật tốt lành trong Chúa. Tuần tới là bước vào Tuần Thánh rồi đấy nhé. Bạn chuẩn bị tâm hồn chưa?
Cha Vương
Thứ 2: 04/04/2022
*LỜI CHÚA: "BÀ MARIA THƯA VỚI SỨ THẦN: VIỆC ẤY XẨY RA THẾ NÀO, VÌ TÔI KHONG BIẾT ĐẾN VIỆC VỢ CHỒNG:". (LUCA 1, 34)
- GIÁO LÝ: Ngoài Chúa Giêsu ra, Đức Maria còn có những người con khác nữa không? Không. Chúa Giêsu là người con trai duy nhất của Đức Maria xét theo nghĩa huyết tộc. (YouCat, số 81)
SUY NIỆM: [Đây là câu hỏi mà nhiều giáo phái tin lành đã đặt ra. Hầu hết người Tin Lành ngày nay tin rằng Chúa Giêsu được sinh ra bởi một Trinh Nữ, nhưng không chấp nhận quan niệm là Ðức Mẹ đồng trinh trọn đời. Họ nghĩ rằng Đức Maria còn có những người con khác nữa.] Hội thánh sơ khởi đã quả quyết là Đức Mẹ đồng trinh trọn đời, điều này loại trừ việc có những anh chị em ruột thịt của Chúa Giêsu. Trong tiếng Araméen là tiếng mẹ đẻ của Chúa Giêsu, chỉ có một từ để chỉ anh em và chị em ruột cũng như anh em và chị em họ. Nên trong các Tin Mừng, khi nói đến "anh chị em" Chúa Giêsu (Mc 3,31-35 chẳng hạn) là nói đến anh chị em họ của Người. (YouCat, số 81 t.t)
❦ Nguyên thủy của Ngài [Đức Kitô] thì khác nhau, nhưng bản tính [con người] thì giống nhau. Phong tục và tập quán con người thiếu sót, nhưng bởi quyền năng một Trinh Nữ đã thụ thai, một Trinh Nữ đã sinh con, và Trinh Nữ vẹn toàn. (Thánh Giáo hoàng Leo I, Sermons 22:2 [A.D. 450])
❦ Vì thế, những ai từ chối rằng Chúa Con đồng bản tính với Chúa Cha nhưng chính thật, thì từ căn bản sự từ chối của họ, cũng chối bỏ Ngài mang thân xác con người từ Đức Maria trọn đời đồng trinh" (Thánh Athanasius, Discourses Against the Arians 2:70 [A.D. 360]).
CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, thật là một diễm phúc vì Mẹ đã được Thiên Chúa thánh hiến để trở thành đền thờ cho Ngôi Lời Nhập Thể ngự không thể còn được biết đến người nam theo nghĩa xác thịt nữa. Xin giúp con thấu hiểu ý sâu xa và cao cả này để sống xứng đáng là con của Mẹ.
THỰC HÀNH: Chạy đến Mẹ qua việc đọc 10 Kinh Kính Mừng, hãy xin Mẹ cất hết những nỗi ưu phiền trong tâm hồn bạn hôm nay nhé
From: Đỗ Dzũng
------------------------------------------ |
HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CHA VƯƠNG |
|
|
|
phung phung Wed, Mar 30 at 2:08 PM
Khi nói Chúa Giêsu Kitô "vừa là Thiên Chúa thật lại vừa là người thật" nghĩa là gì?
Chúc bạn ngày Thứ 4 với nhiều tiếng cười thật to như pháo ran vậy nhé.
Cha Vương
Thứ 4: 30/03/2022
GIÁO LÝ: Khi nói Chúa Giêsu Kitô "vừa là Thiên Chúa thật lại vừa là người thật" nghĩa là gì? Nghĩa là nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên một con người như chúng ta và cũng là anh em của chúng ta. Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn đồng thời là Thiên Chúa và là Chúa chúng ta. Công đồng Calcêđôn (năm 451) dạy rằng: Thiên tính và Nhân tính đã nên một trong Chúa Giêsu Kitô "không chia lìa hoặc lẫn lộn". (YouCat, số 77)
SUY NIỆM: Hội thánh đã vất vả lâu năm để diễn tả cho đúng mối quan hệ giữa thiên tính và nhân tính nơi Chúa Giêsu Kitô. Thiên tính và nhân tính không cạnh tranh với nhau dường như có lúc Chúa Giêsu là người có lúc là Thiên Chúa.
Ta cũng không thể nói là thiên tính và nhân tính hòa trộn với nhau trong Chúa Giêsu, cũng không thể nói rằng Thiên Chúa chỉ giả vờ mặc lấy thân xác con người nơi Chúa Giêsu (thuyết docétisme); Thiên Chúa làm người thật sự. Không phải là nơi Chúa Giêsu có hai ngôi vị liên hợp với nhau (thuyết Nestorianisme).
Sau hết quả quyết rằng nhân tính hoàn toàn biến mất trong thiên tính cũng là lạc giáo (thuyết monophysisme). Chống lại các thứ lạc giáo kể trên, Hội thánh duy trì chắc chắn đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô vừa là Thiên Chúa vừa là con người nơi một ngôi vị duy nhất. Công thức nổi tiếng của Công đồng Chalcedoine là "không chia rẽ không lẫn lộn", công thức này không cố gắng để giải nghĩa điều vượt trên hiểu biết của con người, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến hai điểm then chốt của đức tin. Công thức cho biết "cái hướng ta phải theo để tìm hiểu mầu nhiệm của ngôi vị Chúa Giêsu. (YouCat, số 77 t.t)
❦ Hiểu biết về Thiên Chúa mà không hiểu biết về khốn khổ của mình làm cho kiêu ngạo. Hiểu biết về khốn khổ của mình mà không hiểu biết Thiên Chúa làm cho thất vọng. Hiểu biết về Chúa Giêsu Kitô làm cho ta ở giữa, bởi vì ta thấy ở đó có cả Thiên Chúa cả khốn khổ của ta nữa. (Blaise Pascal)
LẮNG NGHE: Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (Ga 14:10)
CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, vì tội mà Con Thiên Chúa phải xuống thế làm người, mặc lấy xác phàm và mang lấy cảnh lâm than đau đớn; tình yêu của Thiên Chúa là thế đó. Xin giúp con thấu hiểu được ân huệ lớn lao này để khi gặp những điều gây hoài nghi thắc mắc về Chúa, con vẫn vững vàng tin tưởng luôn tiến lên trong khiêm nhường, mạnh mẽ và chắc chắn không bối rối.
THỰC HÀNH: Nếu bạn không hài lòng với những gì bạn đang có, mình khuyên bạn: Đừng nhìn vào hạnh phúc của người mà thèm khát nhưng hãy nhìn vào nỗi khổ của người để thấy mình vẫn còn hạnh phúc hơn họ. Mời bạn thay đổi góc độ nhìn của mình hôm nay nhé.
From: Đỗ Dzũng
--------------------------------------- |
|
HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CHA VƯƠNG |
|
|
|
phung phung Tại sao Thiên Chúa lại nhập thể nơi Đức Giêsu? Mến Chào bạn một ngày mới, hôm qua mình đã chúc hết lòng rồi. Thôi thì cứ thế nhé đừng quên cầu nguyện cho nhau là được rồi, nhất là cho nền hoà bình trên thế giới.
Cha Vương
Thư 3: 29/03/2022
GIÁO LÝ: Tại sao Thiên Chúa lại nhập thể nơi Đức Giêsu? Kinh Tin Kính Công đồng Nixêa (năm 325) đã dạy: "Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế". (YouCat, số 76)
SUY NIỆM: Thiên Chúa đã giao hòa thế giới với Người và giải thoát con người khỏi tội trong Chúa Giêsu Kitô. "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người" (Ga 3,16). Thiên Chúa đã nhận lấy xác phàm phải chết của ta nơi Chúa Giêsu (nhập thể), đã chia sẻ thân phận trần thế, những đau khổ và cái chết của ta và trở nên một người như ta trong hết mọi sự, trừ tội. (YouCat, số 76 t.t)
❦ Thiên Chúa quá cao cả đến nỗi Người có thể trở nên bé nhỏ, quá toàn năng đến nỗi có thể trở nên yếu kém và để gặp gỡ ta như một đứa trẻ không tự bảo vệ mình được để ta có thể yêu mến Người. (Đức Bênêđictô XVI, 24-12-2005) Nhận định này tuyệt vời quá phải không bạn? LẮNG NGHE: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. (Ga 3:16)
CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, tin có nghĩa là đón nhận—đón nhận tình yêu Thiên Chúa, đón nhận Đức Giêsu Con Thiên Chúa vào cuộc đời với những thuận lợi cũng như khó khăn, với những biến cố vui buồn, những thành công và thất bại. Xin đừng để bất cứ ai hay bất cứ lời nói hoặc lời dạy nào làm con nghi ngờ sự hiện diện của Chúa đang ở trong con.
THỰC HÀNH: Đọc chậm và suy niệm Kinh Sấp Mình: Lạy Chúa con, con sấp mình xuống trước mặt Chúa con. Con tin thật Chúa ở khắp mọi nơi, thông biết mọi sự, hằng xem thấy con, hằng nghe lời con cầu nguyện. Xin Chúa rất nhân từ hãy đoái xem sự nghèo ngặt con và nhận lời con nguyện. Lạy Chúa, xin hãy mở miệng lưỡi con ra, thì con sẽ cao rao những lời ngợi khen Chúa.
From: Đỗ Dzũng
------------------------------------------- |
HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CHA VƯƠNG |
|
|
|
phung phung CHUYỂN
Tại sao Kitô hữu gọi Đức Giêsu là Chúa?
Không biết nên chúc bạn gì bây giờ? Thôi thì cầu chúc cho bạn thứ 2 an lành, khoẻ mạnh cho thứ 3, nụ cười thật to cho thứ 4, thánh thiện cho thứ 5, yêu thương và tha thứ cho thứ 6, thứ 7 thư giãn và Chủ nhật nhiều niềm vui bên Chúa và gia đình. Đủ chưa? Ngày mai sẽ không chúc nữa nhé :).
Cha Vương
Thứ 2: 28/03/2022
GIÁO LÝ: Tại sao Kitô hữu gọi Đức Giêsu là Chúa? Vì chính Đức Giêsu nói: Các con gọi Ta là Thầy, là Chúa thì thật đúng, vì Ta là như vậy (Ga 13,13). (YouCat, số 75)
SUY NIỆM: Đối với các Kitô hữu thời đầu tiên, nói Đức Giêsu là Chúa đó là chuyện hiển nhiên vì biết rằng danh hiệu này trong Cựu ước dùng để chỉ Thiên Chúa. Bằng nhiều dấu hiệu Chúa Giêsu đã tỏ cho họ biết Chúa có một sức mạnh thần linh trên thiên nhiên, trên ma quỉ, tội lỗi và sự chết. Nguồn gốc thần linh của sứ vụ Chúa Giêsu được bày tỏ khi Người sống lại từ cõi chết. Thánh Tôma tuyên bố: "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con" (Ga 20,28). Nếu Chúa Giêsu "là Chúa", thì Kitô hữu không được quì gối trước một sức mạnh nào khác! (YouCat, số 75 t.t)
❦ Ở đâu Thiên Chúa không chiếm chỗ nhất.... ở đó nhân phẩm con người bị đe dọa. Như vậy rất cần hướng dẫn con người thời nay khám phá lại bộ mặt đích thực của Thiên Chúa, được mặc khải cho ta nơi Chúa Giêsu Kitô. (Đức Bênêđictô XVI, 28-8-2005)
LẮNG NGHE: Chúa Giê-su nói: "Tôi và Chúa Cha là một."(Ga 10:30)
CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin mở mắt con để con thấy Đức Ki-tô đang sống, đang hiện diện và hoạt động khắp mọi nơi, nhất là nơi những người đang đau khổ để con biết chia sẻ gánh nặng với họ.
THỰC HÀNH: Làm minh chứng cho Đức Giê-su bằng một hành động bác ái cụ thể.
From: Đỗ Dzũng
--------------------------------------------- |
|