THÂN TÂM MẠNH KHỎE - CACH CHỮA BỆNH MẤT QUÂN BÌNH |
|
|
|
Cách chữa bệnh mất quân bình khí huyết
Bác Sĩ Đặng Trần Hào
Cây ma hoàng trổ hoa, giúp trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi, thận viêm, tim hồi hộp...
Con người là một sinh vật thở bằng phổi, cơ quan nào cũng cần tới dưỡng khí, loại thực phẩm cần thiết do nhà máy hô hấp sản xuất và cung cấp để đáp ứng nhu cầu mưu sinh.
Hệ thống tuần hoàn và hệ thống hô hấp là hai nhà máy chia sẻ trách nhiệm cung ứng dưỡng khí cho cơ thể cùng sử dụng thán khí.
Riêng hệ thống hô hấp còn trông coi việc trao đổi khí qua lại giữa máu và môi trường bên ngoài. Vấn đề luân chuyển khí giữa phổi và tế bào được xem là hoàn tất nhờ hệ thống tuần hoàn, sử dụng máu để vận chuyển chất dinh dưỡng ở dạng hóa lỏng tới các cơ quan có nhu cầu.
Như vậy phổi là một phủ chủ về khí, nhưng vì phổi mềm mại không thích hợp với những sự thay đổi từ bên ngoài như lạnh, nóng hay khô ráo kích động thành những cơn ho, đờm hay bị suyễn và khó thở. Vì vậy tà khí từ ngoài tấn công vào làm hại phế khí. Ngay lúc đó phế phải điều chỉnh để thăng hay giảm phế khí cho thích hợp. Khi phế khí thăng lên sẽ ngăn chặn những tà khí từ ngoài vào và tạo điều kiện hóa giải.
Thuốc thường dùng:
-Ma hoàng -Tiền hồ -Cát cánh
Còn khi làm giáng phế khí giảm ho, khó thở và tức ngực, thuốc thường dùng:
-Bán hạ -Tử tô tử -Hạnh nhân
Khi chọn thuốc chữa ho cần thiết là phải bất đầu với thuốc nào có tính chất cho phế khí thăng lên. Khí phải thăng lên trước và sau đó mới giáng khí sau.
Các y sư xưa nói “Phổi là thầy điều hòa khí, thận là gốc của khí.” Điều đó có nghĩa là nguồn gốc khí phát xuất từ phổi, nhưng lại chứa trong thận.
Thí dụ: Khi chúng ta ho hay khó thở, nguyên nhân do khí hậu lạnh ở bên ngoài xâm nhập, phản xạ làm khí thăng lên mà ho. Tức ngực có thể là phế khi thăng hay giảm gây ra chữa trị tùy trường hợp. Tuy nhiên khi chúng ta thở hụt hơi hay còn gọi là hít vào ngắn hơn thở ra, giọng nói yếu không phải là do lạnh từ bên ngoài vào, với điều kiện không bị sưng phổi, thường do phế khí suy gây ra bệnh. Thuốc dùng thường là bổ phế khí:
-Đản sâm -Hoàng kỳ -Ngũ vị tử
Còn có những trường hợp suyễn mãn tính, điều đó không phải do lạnh từ bên ngoài hay bị sưng phổi hay tim bất thường mà gây ra thở ngắn, và thở yếu. Điều này có thể liên quan tới thận nhiều hơn mà Đông Y gọi là thận bất nạp khí. Thuốc thường dùng:
-Sâm huê kỳ -Thục địa -Ngũ vị tử -Bổ cốt chỉ -Đỗ trọng
Để bổ thận và nạp khí vào thận là điều tiên quyết trị suyễn.
Cả ba trường hợp trên đòi hỏi thuốc chữa trị khác nhau. Điều cần thiết là người thầy thuốc phải biết định bệnh và phân biết rõ từng trường hợp mới mong có kết quả mong muốn.
Chữa bệnh mất quân bình máu
Sự hoạt động chính của máu là di chuyển trong toàn thân, nuôi dưỡng, bảo dưỡng và tươi nhuận nhiều thành phần trong cơ thể. Nhiệm vụ chính của máu đi, không những qua mạch máu, mà còn qua những kinh lạc. Y Khoa Đông Phương không có phân định rõ ràng giữa mạch máu và kinh lạc.
Người Trung Hoa ít khi lưu tâm tới vị trí của những tạng phủ – mà nói bao tử khí “đi lên” hay máu “di chuyển.” Người ta cũng ít khi khẳng định rõ ràng đường di chuyển của máu trong cơ thể và nơi đến. Đường di chuyển này ít quan trọng đối với chức năng của chúng.
Cái khuynh hướng chữa trị không phải là chống lại, hay dập tắt một cách quyết liệt như khi cháy, chúng ta dùng nước để dập tắt ngọn lửa mà Tây Y thường áp dụng. Theo y lý Y Khoa Đông Phương, khi quân bình lại âm dương, tùy theo, suy thì bổ, mà dư thì tả, giúp tạng phủ thụ bệnh trở lại bình thường, lúc đó tất cả những vi khuẩn, vi trùng không còn khoảng trống để nương thân mà phải tự tiêu diệt và người bệnh bình phục.
Quan niệm máu, huyết dịch chỉ là âm và khí là dương, coi cơ thể là một ông thầy thuốc hay nhất và hoàn hảo nhất để đẩy lùi mọi bệnh tật. Người thầy thuốc Đông Y chỉ có nhiệm vụ giúp đỡ những gì dư thừa thì lấy đi, hay thiếu hụt thì thêm vào để cơ thể tự điều chỉnh và đẩy lùi bệnh tật.
Nguồn gốc của máu
Nguồn gốc của máu do sự chuyển hóa của thức ăn. Sau khi bao tử nhận và tiêu hóa đồ ăn, tỳ (lá lách) phân tách và biến hóa thành chất bổ tinh khiết. Rồi tỳ khí chuyển hóa những chất này lên phổi. Trong khi chuyển hóa lên trên, cốc khí bắt đầu chuyển những chất cần thiết thành máu. Sự chuyển hóa hoàn hảo khi chất bổ tinh khiết tới phổi, nơi đây đồ ăn đã chuyển hóa phối hợp với thanh khí từ bên ngoài vào và cuối cùng tạo thành máu. Và máu được phân phối đi toàn cơ thể là nhờ vào tâm khí phối hợp với bể khí ở ngực.
Sự mất hài hòa của máu
Có hai tính chất làm mất sự hài hòa của máu: máu suy và máu bị đặc hay đông lại.
-Máu suy thường xảy ra toàn thân, đặc biệt là ngũ tạng, lục phủ và những phần trong cơ thể là do không đủ chất bổ dưỡng để nuôi máu. Khi máu suy có dấu hiệu như người xanh xao, chóng mặt, da khô, nám mặt, mất ngủ, đau nhức tứ chi, người mệt mỏi, làm việc dễ bị mệt. Khi ảnh hưởng tới lục phủ, ngũ tạng như tim chẳng hạn sẽ đưa tới hồi hộp, tim đập nhanh hơn. Ảnh hưởng tới gan sẽ gây ra mất ngủ, vì gan không đủ huyết để tàng trữ vào đêm khi chúng ta nghỉ ngơi.
-Máu bị đặc hay đông sẽ làm tắc nghẽn và không di chuyển bình thường. Khi tình trạng này xảy ra, người ta thường cảm thấy đau như dao đâm, không sao chịu nổi, đứng ngồi không yên. Sự đau nhiều hay ít tùy thuộc vào sự nghẹt.
Nếu tạng tim bị ảnh hưởng có thể đưa tới nhồi máu cơ tim, tim bị đột quỵ. Nếu bị nhẹ như đau ở phía sau lưng trên, nơi với tay chéo qua không tới, vị trí này thuộc đường đi của kinh gan, từ đốt xương sống thứ bảy đi ra. Nơi này hay bị vì chúng ta hay giận hờn, bực tức, lo nghĩ quá độ làm gan khí uất kết, không đưa được huyết di chuyển bình thường và làm nghẹt huyệt tại nơi này, bệnh nhân đôi khi cảm thấy đau như dùi đâm, đứng không ngay được, đau rất khó chịu.
Nếu chỉ bị nghẹt, sau khi châm cứu lần đầu ra là hoàn toàn trở lại bình thường. Còn trường hợp máu bị đông thì phải uống thuốc cho loãng máu. Khi máu đông cũng còn gây ra những bướu, những khối u đặc hay nước trong thận, tử cung, hoặc sưng tạng phủ như sưng gan.
HÙNG ĐÀO CHUYỂN
--------------------------------- |
THÂN TÂM MẠNH KHỎE - THỂ XÁC VÀ TÂM HỒN |
|
|
|
THÂN TÂM MẠNH KHOẺ
*Thể xác và Tâm hồn* -----*****----- Thân và Tâm luôn đi với nhau như Đất với Nước và Gió với Lửa. Vỉ thế tôi lấy tên bài này là “Thân Tâm Mạnh Khoẻ”.
A* Những câu Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam về Thân: 1 - Thân làm tội đời : Con người ai cũng tự làm khổ, đầy đoạ mình. 2 - Thân lừa ưa nặng: Con người có tính bướng bỉnh, nói ngon nói ngọt không nghe, lúc chửi mắng mới chịu vâng lời. 3- Thân lươn chẳng quản lấm mắt, thân chạch chẳng quản lấm đầu: Địa vị, thân phận thấp hèn đành chịu nhục, làm xấu không tự trọng. 4- Thân sống không bằng thân chết: Lúc mình giầu thì xúm vào nịnh bợ để kiếm cái ăn, khi chết thì làm ma thật to, tỏ thương tiếc. 5- Thân tàn ma dại: Khi cuộc sống ổn định thì mặt mày tươi tắn, lúc làm ăn thất thì thân xác tiều tụy, không ra thể thống gì cả. 6- Thân tự lập thân: Tự mình xây dựng cơ nghiệp mới đáng phục, có tính chịu đựng giỏi, biết tiết kiệm chi tiêu và chăm lo đời sống.
B * Những suy tư về chữ Tâm cũng là Lòng hay Tâm hồn: Chúa Giêsu nói: “Những cái gì nói ra là phát xuất tự lòng. Chính những cái ấy mới làm cho người ra ô uế.” (Mt 15, 18) Cao dao Việt nam: Tâm thành đốt một đống rơm, Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào 1- Tâm mà lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả, đảo điên. 2- Tâm mà gian dối, tham lam thì cuộc sống lọc lừa, bất an. 3- Tâm mà đố kỵ, ghen ghét thì cuộc sống hận thù, mất vui. Tôi để Tâm hay Lòng ra trên ngũ quan và tứ chi để yêu thương: 1/ Đặt Tâm trên mắt để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân. 2/ Đặt Tâm trên miệng để nói lên lời an ủi với người bất hạnh. 3/ Đặt Tâm trên tai để nghe lời than trách, góp ý của người khác. 4/ Đặt tay trên vai để biết gánh vác và chia sẻ với anh em. 5/ Đặt tâm trên tay để làm việc, cộng tác, giúp đỡ người khác. 6/ Đặt tâm trên chân để mau mắn chạy đến người cùng khổ..
*Thân xác không có Tim thì thân xác chết, người không có Tâm thì cuộc sống chỉ hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người. Hy vọng sau khi quý vị và các bạn đọc bài này, Thân Tâm sẽ sống mạnh khoẻ, vui vẻ và bình an.
Phó tế: GBM Định Nguyễn
------------------------------
----------------------------------- |
THÂN TÂM MANH KHỎE : 18 KIẾN THỨC CHO SỨC KHỎE |
|
|
|
18 kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe ai cũng nên tìm hiểu
Chế độ sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe có liên quan mật thiết với nhau. Đôi khi vì không hiểu nên có thể vô thức làm hại chính mình. Dưới đây là những điều cơ bản ai cũng nên tìm hiểu.
1. Uống canh bổ dưỡng cơ thể là không đủ
Canh bổ dù có hầm lâu tới mấy, cũng chỉ là dịch lỏng chứa các loại axit amin hòa tan, các chất dinh dưỡng vẫn ở trong xương, thịt. Canh xương cũng không thể bổ sung canxi, khi hầm trong nồi áp suất một vài giờ, chất canxi trong trong đó chỉ cao hơn nước máy một chút, hàm lượng chất béo cũng không nhiều.
2. Chỉ có 3 loại đồ ăn nhẹ lành mạnh tốt cho sức khỏe
Về cơ bản chỉ có ba loại đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe đó là: Trái cây, các loại hạt và sữa chua. Tuy vậy, trái cây và các loại hạt không thể ăn quá nhiều. Nếu ăn sữa chua tốt nhất nên chọn loại nguyên vị, phụ gia ít.
3. Bánh mì, sữa không phải là bữa sáng lành mạnh
Vấn đề chủ yếu vì hàm lượng đường trong bánh mì và sữa cao. Ăn vào sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh và cũng nhanh chóng tụt xuống từ đó dễ bị mệt mỏi. Bánh mì thường đều qua chế biến nên làm nhiều chất dinh dưỡng biến mất.
4. Ăn uống thanh đạm là chế độ ăn ít dầu và muối
Chế độ ăn ít dầu và muối không có nghĩa ăn rau luộc là tốt nhất cho sức khỏe. Cần bổ sung các loại chất béo, muối vô cơ và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
5. Nước ép hoa quả không bằng nước ép rau củ
Một quả táo hoặc lê, nhiều nhất chỉ được nửa cốc nước ép. Uống hai hoặc ba ly nước trái cây, tương đương với hấp thu thêm 4 đến 6 phần đường. Nếu bổ sung nhiều rau củ tươi lẫn một chút hoa quả sẽ đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Nước ép các loại rau củ tốt cho sức khỏe.
6. Bữa chính ăn quá ít sẽ giảm thọ
Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Public Health, bữa chính ăn quá ít nguy hiểm hơn nếu ăn quá nhiều.
7. Không nên bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng một cách mù quáng
Nhiều người quan niệm, thực phẩm bổ dưỡng là hoàn toàn không có hại. Tuy nhiên, sử dụng chúng cần căn cứ vào thể chất của từng người. Đối với một số, thực phẩm bổ dưỡng cũng giống như thêm dầu vào lửa. Ví dụ, ung thư đại tràng có mối quan hệ nhất định với các chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể, ăn càng nhiều thực phẩm bổ dưỡng càng ngược lại.
8. Không nên lái xe sau khi uống thuốc cảm
Sau khi uống thuốc cảm lạnh cần chú ý lái xe cẩn thận. Tốt nhất không nên lái trong vòng 24 giờ sau khi uống. Nguyên nhân vì 90% các loại thuốc cảm có chứa chlorpheniramine, dễ gây buồn ngủ và mệt mỏi, và sẽ gặp nguy hiểm nếu ngủ gật trên đường.
9. Người già thường cắn vào lưỡi có thể là tiền thân của đột quỵ
Thỉnh thoảng cắn lưỡi là bình thường, nhưng nếu xuất hiện tình trạng này có thể cẩn thận đây có thể là triệu chứng báo trước đột quỵ. Nguyên nhân vì khi các dây thần kinh của não bị chèn ép sẽ làm lưỡi không thể hoạt động linh hoạt.
10. Khối u trên cơ thể không đau nguy hiểm hơn đau
Có những khối u đột nhiên xuất hiện trên cơ thể không nguyên nhân. Ví dụ, ở vú, các triệu chứng đỏ, sưng và đau nhiệt thường là chứng viêm nhiễm thông thường. Tuy nhiên, nếu khối đó không đau, gây ảnh hưởng tới vận động như ban đầu, khả năng ác tính sẽ lớn hơn. Nếu phát hiện những khối u có tình trạng này, nên lập tức đến viện kiểm tra.
11. Gai xương là ‘sản phẩm bình thường’ của cơ thể
Gai xương là bệnh lý thay đổi bình thường khi cơ thể dần lão hóa, đại đa số nếu không có triệu chứng biểu hiện thì không cần trị liệu. Dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng không loại bỏ được hoàn toàn mà chỉ làm giảm đau.
12. Nguyên nhân gây đái tháo đường không phải chỉ do ăn nhiều đường
Nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường type 1 là do di truyền, và của type 2 là béo phì. Tất nhiên, nếu lượng đường trong máu tăng cao, nên hạn chế hấp thu vào cơ thể.
13. Cảm lạnh là “bệnh nan y” không trị cũng khỏi
The Cold White Paper, được xuất bản bởi Đại học Y khoa và Sức khỏe Cộng đồng Wisconsin năm 2010 chia sẻ, thứ nhất, có hơn 100 loại virus có thể gây cảm lạnh, hiện tại trên thế giới không có thuốc chống virus cảm lạnh. Thứ hai, thuốc cảm lạnh không thể điều trị vì chúng không thể diệt virus, chỉ có hệ thống miễn dịch của cơ thể mới thực hiện được. Thứ ba, thông thường các triệu chứng biểu hiện sẽ kéo dài trong khoảng một tuần, và sẽ tự khỏi cho dù có dùng thuốc hay không.
Cảm mạo là ‘bệnh nan y’ không dùng thuốc cũng có thể tự khỏi.
14. Tâm trạng của bạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo kết quả một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ, 75% số người bị đau cột sống cổ, 80% bị đau đầu, 99% đầy hơi và 90% mệt mỏi là do cảm xúc của cơ thể gây ra. Mọi cơ quan nội tạng đều liên quan mật thiết tới các loại tâm trạng cảm xúc.
15. Thuốc cảm lạnh nên uống cách nhau 4 giờ
Hầu hết các loại thuốc cảm lạnh đều chứa thành phần hóa học hạ sốt và giảm đau của acetaminophen. Nếu bạn dùng nhiều loại thuốc cảm lạnh hoặc kết hợp thuốc Đông y và Tây y, đều vô tình bị quá liều và gây tổn thương gan.
16. Không có thuốc nào có tác dụng đảo ngược đối với đục thủy tinh thể
Có nhiều loại thuốc nhỏ mắt sử dụng lâm sàng trong điều trị đục thủy tinh thể, nhưng không có loại nào có tác dụng nghịch chuyển bệnh. Nói cách khác, những loại này chỉ có thể làm giảm bớt sự phát triển bệnh ở mức độ nhất định, không thể đảo ngược. Để điều trị các bác sĩ về cơ bản đều khuyên phẫu thuật.
17. Không nên nhỏ thuốc nhỏ mắt rơi vào nhãn cầu
Nhiều người có thói quen nhỏ thuốc nhỏ mắt vào nhãn cầu, điều này không đúng. Nên nhỏ vào mí mắt dưới hoặc phần lòng trắng bên dưới.
18. Không xuất hiện triệu chứng gì chớ dùng viên ngậm họng
Các viên ngậm họng thường làm dạng kẹo, lạm dụng sẽ tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn trong miệng, gây mất cân bằng, nhiễm nấm, hình thành loét và các bệnh về răng miệng. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng khi không có bệnh.
Kiên Định
---------------------------- |
THÂN TÂM MẠNH KHỎE - BÀN VỀ THIỆN VÀ ÁC |
|
|
|
Hung Dao 18/4/2019
Subject: kính mời thưởng thức - bửa cơm thơm ngon
VP. PHAT-HOC TINH-QUANG CANADA
dọn cơm thơm ngon
kính mời thưởng thức
BÀN VỀ THIỆN VÀ ÁC
(PHTQ SỐ 11)
LINK: http://phtq-canada.blogspot.com/2011/07/ban-ve-thien-va-ac-phtq-so-11.html
Theo từ điển, ác có nghĩa là hành động,
lời nói hay ý nghĩ xấu,
thường gây tai họa, đau khổ cho chính mình,
cho người khác, hoặc cho cả hai,
khiến người lánh xa, không ưa thích,
có tác dụng xấu, bất lợi,
đem đến hậu quả khó lường.
Thiện có nghĩa là hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường đem lại an vui, hạnh phúc cho chính mình, cho người khác, hoặc cho cả hai, khiến người thương mến, thích thân cận, có tác dụng tốt, đem đến kết quả mong đợi. Tuy nhiên ranh giới giữa thiện và ác lắm khi không rõ rệt, có thể dễ bị hiểu lầm.
Chẳng hạn như một vị thầy dạy văn, dạy võ, dạy nghề, hay dạy đạo, thường hay quở trách, la rầy học trò, xem qua có vẻ ác nhưng thực chất là việc thiện lành, vì đem lại tương lai cho đệ tử.
Trái lại, có người ăn nói nhỏ nhẹ, vui vẻ, hành động dễ cảm tình, trông qua có vẻ thiện, nhưng thực chất là việc xấu ác, vì làm hư người khác, dụ dẫn người khác vào chỗ sa đọa, mất hết tương lai. Sách có câu: Giáo đa tất oán. Ngọt mật chết ruồi, chính là nghĩa đó.
Như vậy, muốn xét thiện hay ác, còn phải xét xem tâm con người muốn gì, khi hành động, nói năng hay suy nghĩ với mục đích gì. Người ngoài cuộc phê bình, phán xét đôi khi không chính xác, nên thận trọng.
Làm sao biết rõ việc nào thiện, việc nào ác. Có những điều mà ở thời buổi này, địa phương này, tôn giáo này, xã hội này cho là điều thiện; ở thời buổi khác, địa phương khác, tôn giáo khác và xã hội khác cho là điều ác.
Trên cõi đời này, cũng có những người phát tâm xin tha, cho phạm nhân đã sát hại tàn nhẫn thân nhân của mình được khỏi tội chết. Tại sao như vậy? Bởi vì người đó, thấm thía hoàn cảnh, thấu rõ cảm giác của sự mất mát người thân thế nào, cho nên không muốn gia đình người khác, dù là phạm nhân, tức là kẻ thù lâm vào cảnh ngộ đau thương tương tự.
Thường thường chỉ có những người đã từng rơi vào hoàn cảnh khốn khổ thảm thương mới biết cảm thông, thương xót người khác.
Những người có tâm đại từ đại bi dường ấy mới có cuộc sống an lạc không có hận thù, không có phiền não và không khổ đau, đồng thời tạo được an lạc hạnh phúc cho mình cho người.
Ðó là những người thọ Bồ tát giới, hành Bồ tát đạo, sống với tâm Phật, không sống tâm ma, luôn luôn cảnh giác, luôn luôn tỉnh thức. Ðó chính là những người biết sống với Chân Tâm Phật Tánh của chính bản thân.
-------------------------------
• . |
|
|