NGUOI TIN HUU TRUONG THANH # 56 = XET MINH MUA VONG |
|
|
|
Phó tế Nhat Tran chuyển
XÉT MÌNH MÙA VỌNG : TỈNH THỨC TRƯỚC NHIỀU LỐI SỐNG NGUY HIỂM
Xét mình Mùa Vọng: Tỉnh thức trước nhiếu lối sống nguy hiểm
Lm. Thái Nguyên
Để sống niềm hy vọng vào Thiên Chúa và gieo niềm hy vọng cho mọi người, đòi tôi phải luôn tỉnh thức trước cuộc sống của mình. Khi xét mình trong Mùa Vọng, tôi thấy mình có khi tỉnh mà không thức, có lúc thức mà không tỉnh; hoặc tỉnh thức về những điều này nhưng lại mê muội về những điều kia... Do đó, có thể tôi đang rơi vào nhiều lối sống nguy hiểm:
- Nguy hiểm cơ bản là lối sống không trưởng thành về nhân bản. - Nguy hiểm đáng sợ là lối sống không trưởng thành về tâm linh. - Nguy hiểm thường xuyên là lối sống không trưởng thành về tri thức.
I. Nguy hiểm cơ bản là lối sống không trưởng thành về nhân bản.
1. Quá chú trọng đến bản thân mình mà ít quan tâm đến tha nhân. 2. Coi trọng việc riêng mà coi nhẹ việc chung. 3. Chỉ làm những điều mình muốn làm mà không làm những điều mình phải làm. 4. Đòi hỏi người khác mà không hề đòi hỏi mình. 5. Góp phần xây dựng thì ít mà chê bai phê phán thì nhiều. 6. Ham quyền hành chức vụ mà không khiêm tốn phục vụ. 7. Phục vụ theo ý mình mà không theo nhu cầu của người khác. 8. Ưa chuộng và quí mến người này nhưng ghét bỏ và khinh thường người kia. 9. Cởi mở và vui vẻ với anh em này nhưng đóng kín và lạnh lùng với anh em khác. 10. Đặt nặng công việc mà coi nhẹ con người. (lấy con người làm phương tiện). 11. Đặt nặng hiệu năng mà coi thường tính cách và ý hướng. (Bệnh thành tích). 12. Đòi hỏi có tự do mà không có khả năng sống tự chủ. 13. Khôn nhưng không ngoan, thẳng nhưng không khéo. 14. Phán đoán bên ngoài mà không tìm hiểu bên trong. (Nông cạn, hình thức) 15. Đánh giá mình và người khác dựa vào công việc, mà không dựa vào phẩm cách. 16. Biết lỗi mà không nhận lỗi; nhận lỗi mà không sửa lỗi. (Cố chấp) 17. Làm theo những gì mình nghĩ, mà không nghĩ về những gì mình làm. 18. Nhiệt thành mà thiếu khôn ngoan. (Chủ quan, nhẹ dạ). 19. Ham nghe người khác tâng bốc mà không muốn nghe sự thật. (tự lừa dối mình). 20. Muốn mọi người phải giúp mình nhưng mình chẳng giúp ai. (ích kỷ).
II. Nguy hiểm đáng sợ là lối sống không trưởng thành về tâm linh.
1. Đặt nặng hình thức, tổ chức bề ngoài, mà coi thường nội dung và đời sống bên trong. 2. Ưu tiên cho các phương tiện vật chất, còn ơn thánh thì lại chẳng quan tâm. 3. Lao mình vào sự hiếu động ồn ào, còn nội tâm thì lạnh lùng, trống vắng. 4. Đặt nặng việc hưởng thụ, coi thường việc khổ chế. 5. Bám vào những công việc của Chúa, còn chính Chúa thì phớt lờ. 6. Lo được lòng mọi người mà không lo được lòng Chúa. 7. Chuyên chăm việc đời mà lười biếng việc đạo. 8. Phản ứng tự nhiên mà thiếu tinh thần siêu nhiên 9. Lo bồi dưỡng thân xác mà không lo bồi dưỡng tâm hồn. 10. Sống bác ái mà thiếu chân thật, sống chân thật mà thiếu bác ái. 11. Làm việc vì danh thơm tiếng tốt hơn là vì lòng yêu mến. 12. Tìm cách thay đổi mọi người mà không thay đổi chính mình. 13. Lo xây đắp tương lai mà không sống trọn giây phút hiện tại. 14. Muốn thành quả mà không muốn hy sinh. 15. Thực thi bác ái mà lại không sống công bằng. 16. Yêu mến Chúa mà không yêu mến anh em. 17. Theo đuổi ơn gọi mà không sống ơn gọi: lo tiến thân mà không hiến thân. 18. Nỗ lực sống trung thành nhưng lại thiếu trung thực. 19. Cầu nguyện một đàng, sống một nẻo. 20. Nhiều thiện chí mà không có hành động.
III. Nguy hiểm thường xuyên là lối sống không trưởng thành về tri thức.
1. Biết nhiều thứ mà không biết mình. 2. Biết thì nhiều mà sống không bao nhiêu. 3. Biết chẳng bao nhiêu mà tự kiêu tự mãn. 4. Trí thức uyên thâm mà lại thiếu đức độ. 5. Chỉ đạt lý mà không thấu tình. 6. Làm việc mà không xem tình hình, không xét hậu quả. 7. Thông minh tài trí nhưng lại sống ích kỷ, hẹp hòi. 8. Học nhiều, đọc nhiều mà thiếu suy tư nghiền ngẫm. 9. Chỉ nghe biết mà không truy tìm, tra cứu, điều nghiên. 10. Nhai lại tư tưởng người khác mà không khai sáng tư tưởng mình. 11. Chỉ dựa vào sách vở và lý thuyết mà không có kinh nghiệm thực tế. 12. Thấy chi tiết mà không thấy tổng quát. 13. Muốn động tay động chân mà không muốn động não. 14. Hiểu biết nhiều nhưng không biết điều chính yếu. 15. Hiểu biết nhiều nhưng không sát, không sâu. 16. Hiểu biết mau nhưng không nguồn, không ngọn. 17. Hiểu biết nhiều mà không biết những điều mình phải biết. 18. Hiểu biết nhiều mà không biết những điều mình không được phép biết. 19. Hiểu biết nhiều mà không biết sống yêu thương. 20. Hiểu biết sâu xa về nhiều thứ nhưng lại hiểu biết cạn cợt về Thiên Chúa.
Những lối sống trên đây luôn nằm trong tình trạng nguy hiểm. Nhưng hiểm nguy lớn nhất là tôi không nhận ra mình đang trong tình trạng nguy hiểm. Sống tỉnh thức là nhận thấy nguy hiểm do sự thiếu quân bình và cân đối trong đời sống mình về mọi mặt. Chỉ một chút quá đà sẽ gây ra hư hại khó lường. Chỉ một chút hụt hẫng sẽ rơi vào cảnh trống vắng nội tâm, dễ bị ma quỷ khống chế và thống trị.
Thật vậy: "Quỷ thấy nhà bỏ trống, lại được quét tước trang hoàng hẳn hoi. Nó liền đi kéo thêm bảy thần khác dữ hơn nó, và chúng vào ở đó. Rốt cuộc tình trạng của người ấy còn tệ hơn trước" (Mt 12,44-45).
__._,_.___ ÂÂ |
GAP GO DUC KITO TRONG TT # 40 =MUNG LE GIANG SINH |
|
|
|
[HocHoiKinhThanh] ý NGHĨA NGÀY lỄ GIÁNG SING Anthony Quang Dinh
NGÀY LỄ GIÁNG SINH CÓ NHÌÊU HÌNH THỨC MỪNG LỄ THEO THẾ TỤC HƠN ĐỨC THÁNH CHA PHẢN ÁNH By Elise Harris Vatican City, ngày 02 tháng 12 năm 2013 /01:45pm (EWTN News/CN A)
Trong bài giảng ngày thứ hai đầu tiên trong Mùa Vọng của Đức Thánh Cha, Người đã suy nịêm về mùa Giáng sinh, sự giải thích đó là thời gian để gặp gỡ Đức Chúa bằng đức tin, và ưng thụân để Chúa canh tân đời sống của chúng ta.
Ngày lễ Giáng sinh, Đức Thánh Cha đã dĩên tả trong bài giảng ngày 2 tháng 12, "không phải chỉ mừng lễ theo trần thế hay một kỷ nịêm ( bíên có) tốt đẹp ; Ngày lễ Giáng sinh là hơn thế... Ngày Lễ Giáng sinh là một sự gặp gỡ!"
Những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắm vào những người hịên dịên tham dự Thánh lễ trong nhà khách Thánh Martha ở Vatican.
Khi chúng ta tíên hành súôt mùa Vọng, "chúng ta đi bằng con đường này để gặp gỡ Đức Chúa." Đức Thánh Cha đã xác định: "chúng ta đi đến với Người," để "gặp bằng cả tấm long, cà củôc đời, gặp Người đang sống, như Người hịên dịên; gặp Người bằng đức tin."
Trở lại bài đọc sách Phúc Âm hôm nay, trong ấy một viên đại đội trưởng đến gặp Chúa Giêsu xin Người chũa bệnh cho một đầy tớ chỉ bằng "nói một lời" Đức Thánh Cha Phanxicô nhận thấy rằng :"để sống bằng đức tin không phải dễ dàng," làm cho người ta chú ý rằng trong Phúc Âm của Chúa "Đã lấy làm lạ về người đại dội trưởng này :Chúa ngạc nhiên về đức tin mà ông ta đã có."
"Ông ta đã đến để gặp Chúa, mà ông đã làm như vậy bằng đức tin. Vì lý do này ông không chỉ gặp Chúa, nhưng ông đã cảm thấy vui mừng được gần Chúa."
"Và đìêu này" Đức Giáo hòang đã nêu ta, " gặp gỡ cách chính xác mà chúng ta múôn là:sự gặp gỡ của Đức tin."
Khi đìêu ấy chỉ cho chúng ta là người tìm kíêm cụôc gặp Chúa, Đức giáo hòang tíêp tục, "Chúng ta trở nên – trong đọan trích dẫn, chúng ta hãy nói – những người đứng đầu bủôi họp mặt này," nhưng trái lại, khi chúng ta đồng ý để Người gặp chúng ta "và đìêu ấy chính là Chúa đấng tự đi vào (xâm nhập) ta, chính Người là Đấng tái tạo tất cả chúng ta lại một lần nưã,"
Cụôc tái sinh này là thành quả của sự để cho Đức Kitô gặp gỡ chúng ta, Đức Thánh Cha giảng giải, "bởi vì đây là sự đi tới, đây là đìêu có nghĩa là khi Đức Kitô đến, để làm cho mọi sự trở nên mới.
Người nói :Đức Giêsu tái tạo (làm lại) "trái tim, linh hồn, dời sống,hy vọng," và "con đường của ta," người nói thêm : chúng ta đang trên hành trình đức tin, bằng đức tin của ông đại đội trưởng ấy, để làm quen với Chúa và phần lớn là hãy để cho Người gặp chúng ta.!"
Tíêp theo, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự quan trọng là rộng mở tâm hồn để cho sự gặp gỡ chíêm địa vi. Giải thích rằng đìêu ấy cũng có tính cách quýêt định để mở ra cho đìêu mà Chúa múôn bảo chúng ta, nhận thấy rằng "đìêu Người múôn bảo chúng ta,"thường không phải là "đìêu tôi múôn Người bảo tôi."
Tuy nhiên. Đức Thánh Cha đã để ý, "Người là Đức Chúa," và đìêu Người bảo chúng ta có nghĩa là cho mỗi cá nhân mỗi người, bởi vì "Đức Chúa không chú ý mọi người tập trung lại, như một khối, Không! Không phải vậy!"
"Người chú ý đến mọi người thẳng khuôn mặt, thẳng vào con mắt, bỡi vì tình yêu không phải là trừu tượng, mà tình yêu là cụ thể!"
Sự kết lụân những suy nịêm của Người, Đức Thánh Cha Phanxicô làm cho người ta để ý rằng yêu thương là "từ con người đến con người: Đức Chúa, một con người, chú ý tới tôi, một con người.
"Sự để cho chính minh' chúng ta được gặp Thiên Chúa có y nghĩa chính xác là đây :Hãy tự để cho chính chúng ta được CHÚA YêU THƯƠng."
QQ. gõ xong 12022013/ 09:20pm
__._,_.___ |
|
TAM SU VOI CHUA NHU NGUOI BAN # 66 = |
|
|
|
16. Lời cầu nguyện cho những người xả thân giúp đỡ Nhờ lòng bác ái của họ, con cảm nhận được tình yêu Chúa ==========
Phó tế Francis chuyển
Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa, vì những người ân cần con gặp hằng ngày, những người tốt lành mà Chúa gửi đến để con cảm nhận được tình yêu Chúa. Con biết Chúa quan phòng cho con qua sự hiện diện của họ. Họ là những người đáng yêu. Họ đến với con khi con đơn côi. Họ nâng đỡ con khi con vấp ngã. Họ động viên con khi con buông xuôi. Họ tin tưởng con ngay cả khi con yếu đuối nhất.
Lạy Chúa Giêsu, họ làm con cảm nhận được tình yêu Chúa, như thấy Chúa chạm đến trái tim chai đá của con, biến con nên người con thống hối của Chúa. Con cúi đầu nguyện cầu cho họ và dâng lên Chúa những việc tốt lành của họ. Xin Chúa chăm lo cho họ, giữ họ khỏi hiểm nguy, và đừng để họ phải đau yếu.
Xin cho con đừng quên họ khi cầu nguyện. Xin cho con biết sẻ chia những mẫu gương của họ với người khác. Xin cho họ nhớ lời Chúa: "Bất cứ điều bé nhỏ nào con làm cho anh chị em của Ta, là con đã làm cho chính Ta." Xin cho họ được phần thưởng tối hậu là có một chỗ trong Nước Trời mai sau.
Amen.
(Trích 40 Lời Kinh đổi mới cuộc đời - GM Ruperto C. Santos)
-- Tôi cầu nguyện và nhờ ơn Chúa, tôi quyết tâm thực hành những lời nguyện trên vào đời sống. |
GAP GO DUC KITO TRONG THANH THAN # 51= GAP GO CHUA KITO |
|
|
|
[HocHoiKinhThanh] GẶP GỠ CHÚA GIÊSU Anthony Quang Dinh
ĐỜI SỐNG KITÔ GIÁO LÀ MỘT CON ĐƯỜNG GẶP GỠ CHÚA GIÊSU ĐỨC THÁNH CHA GIẢNG
By Kerri Lenartowick Vatican City, ngày 01 tháng 12 năm 2013/ 05:29pm (EWTN News/CN A)
Đúc Thánh Cha Phanxicô đã du hành đến một giáo xứ ở xa trung tâm Giáo phận Roma trong ngày hôm nay, cử hành Thánh Lễ Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng cũng như ban bí tích thêm sức cùng với giáo dân trong giáo xứ ở đấy.
Bài giảng của Đức Thánh Cha tập trung vào quan nịêm của đời sống như một hành trình gặp gỡ Chúa Kitô.
Chúng ta có thể tự hỏi chính bản thân minh' câu hỏi này: Khi nào chúng ta sẽ gặp Đức Giêsu – chỉ đến lúc lìa trần, có phải không? Không, không, không. Chúng ta gặp gỡ Người hằng ngày. Nhưng gặp thế nào? Gặp khi cầu nguỵên. Khi anh chị em cầu nguỵên, anh chị em gặp gỡ Đức Giêsu. Khi anh chị em rước lễ (chịu lễ), anh chị em gặp Đức Giêsu trong phép bí tích. Khi anh chị em đưa con của anh chị em đến với Đức Giêsu để chịu phép Rửa tội, anh chị em đưa nó đến với Chúa Giêsu, và anh chị em nghịêm thấy Chúa Giêsu. Và ngày hôm nay, anh chị em là người lãnh nhận bí tích thêm sức, anh chị em cũng gặp Chúa Giêsu." Những lời của Người nói với những người đã tập trung trong Thánh đường Thánh Cyril thành Alexandria ở Roma hôm 01 tháng 12.
Người hỏi những người ở trong Giáo xứ giả như họ đã coi như phép thêm sức sẽ là lần cúôi cùng họ đến nhà thờ. Có một vài người trong cộng đồng đã coi như gật đầu cách mĩên cưỡng.
"Vậy, nó cũng tạm tạm," Đức Thánh Cha nói, sự công nhận hành động cách chung chung.
Song le người đã khuýên khích rằng nó không cần xẩy ra như vậy, người nói, nhưng sau khi lãnh bí tích thêm sức rồi thì cả cụôc đời cũng đang gặp gỡ vời Đức Giêsu!"
Sự gặp gỡ này xẩy đến "khi cầu nguỵên, khi đi tham dự Thánh Lễ, va khi chúng ta làm đìêu lành, khi chúng ta thăm víêng bệnh nhân, khi chúng ta giúp đỡ người túng thíêu, khi chúng ta nghĩ đến người lân cận, tha nhân..." Đức Thánh Cha giải thích.
"Và ngày hôm nay về phần Cha cũng vui mừng được đến đây với anh chị em, bởi vì tất cả chúng ta ở đây, hôm ngay, cùng tập họp nhau trong Thánh Lễ, gặp gỡ đức Giêsu. Và chúng ta làm một chút vịêc cùng nhau đi đường." Người nói.
Thế rồi Đức Thánh Cha tíêp tục để ý đến một vài giáo dân nói với người "Nhưng thưa Cha, cha hỉêu cho con, hành trình này, nó là một hành trình có tính cách hung dữ, thô bạo. Con là một người tội lỗi nặng nề. Con đã phạm nhìêu tội. Làm sao con có thể gặp gỡ Chúa Giêsu?"
Để giải đáp, Đức giáo hòang quay trở lại cụôc đời Đức Kitô "Anh có bíêt rằng những người mà Chúa Giêsu tìm kíêm ra thì phần nhìêu là những người tội lỗi gớm ghê nhất."
Mặc dù có nhìêu người sẽ đến gần Đức Giêsu vì đìêu này, Đức Kitô sẽ nói "Cha đã đến đây vì những người tội lỗi họ cần được chữa lành."
"Đức Giêsu tìm kíêm tội lỗi của chúng ta," Đức Thánh Cha đã ghi nhận, "Và trong cụôc hành trình của chúng ta – tội lỗi của chúng minh', chúng ta tất cả là những kẻ có tội, tất cả chúng ta - khi chúng ta làm đìêu lầm lỗi, khi chúng ta phạm tội, Đức Giêsu đến ngay lúc ấy, và người xá tội cho chúng ta."
"Và sự tha thứ này mà chúng ta nhận trong khi xưng tội là một cụôc gặp gỡ Đức Giêsu," Người nói thêm.
Sự suy nịêm theo bài đọc trong sách Cựu Ước ngày Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô tíêp tục, "Nào chúng ta đi, trong cụôc đời, leo lên núi mà vị tiên tri nói về....một ngày sẽ có sự gặp gỡ rõ ràng ở nơi mà chúng ta có thể trông thấy cái nhìn đăm đăm trìu mến của Đức Giêsu."
"Hãy để mặc cho chính anh em được Đức Chúa Giêsu nhìn bằng con mắt thịên cảm, bởi vì Đức Chúa Giêsu nhìn chúng ta bằng long ýên thương, Người thương yêu chúng ta quá đỗi. Và Người nhìn đến chúng ta luôn luôn."
Vào lúc ấy, người nói, "đây là đời sống Kitô giáo, Để du hành, để tíên lên phía trước, kết hịêp với anh em, mọi người yêu thương nhau."
Về những người vừ nhận Bí tích Thên sức, người thêm, "Và ngày hôm nay, với ấn tín của Đức Chúa Thánh Thần các con sẽ có thêm nghị lực dành cho con đường đến gặp gỡ Đức Giêsu."
"Hãy mạnh dạn. Đừng sợ. Dời sống là cụôc hành trình này," người động viên.
Sau đó Đức Thánh Cha đã cử hành ban phép bí tích Thêm sức cho những người còn trẻ trong giáo xứ trước khi tíêp tục Thánh Lẽ.
QQ gõ xong 12012013/ 09:00pm
 |
|