VAN HOA VA GIA DINH # 52 = TINH BAN VA BE |
|
|
|
Bài thơ: BẠN và BÈ
Thanh Nguyen chuyển
Bài thơ hay tuyệt và đúng quá đi thôi. Cám ơn tác giả Ngô Minh Hằng. CẢM ƠN TÌNH BẠN TUYỆT VỜI
BẠN - BÈ thường thấy đi chung Nhưng BÈ và BẠN chẳng cùng bên nhau BẠN thì trước cũng như sau Sang hèn không đổi, nghèo giàu chẳng thay BẠN, khi ta gặp không may Góp lòng xoay trở, chung tay đỡ đần BẠN, khi ta xuống tinh thần Tận tâm an ủi, ân cần xẻ chia BẠN, không mốt nọ mai kia Nghe lời xiểm nịnh mà lìa tình thân BẠN, trong suốt quãng đường trần Không lừa phản, chẳng tính phần thiệt hơn BẠN thì trong mọi nguồn cơn Buồn vui chung với vui buồn của ta
*
BÈ, thường cùng nhịp hoan ca Hân hoan vui vẻ với ta tiệc tùng Khi ta gặp chuyện khốn cùng BÈ, nhìn ta lạ như từng chưa quen BÈ, luôn biến trắng thành đen BÈ, hay đố kỵ, ghét ghen, nghi ngờ Khi ta lỡ vận sa cơ BÈ, không nâng lại phất cờ, đá thêm BÈ, nào ngần ngại đi đêm Bán ta bằng cái lưỡi mềm không xương BÈ, luôn miệng chữ mến thương Nhưng dao găm lại lụi sườn, đâm lưng BÈ, tay ảo thuật vô chừng Và vì chút lợi chẳng ngừng hại ta BÈ, tâm đầy những quỉ ma Làm chi còn chỗ Quốc gia, Đồng bào
BẠN, ôi nghĩa ấy ngọt ngào Là DUYÊN là HẠNH chớ nào bỗng nhiên BẠN ơi, hỡi các BẠN HIỀN ! BẠN là hoa HẠNH hoa DUYÊN, hoa ĐỜI
CẢM ƠN TÌNH BẠN TUYỆT VỜI SÓNG XÔ TÔI XUỐNG, BẠN NGƯỜI NÂNG LÊN
Ngô Minh Hằng |
HOC HOI DE SONG DAO # 95 = THANH PHANXICO |
|
|
|
Thời thánh Phanxicô Xaviê truyền giáo và thời chúng ta Lm. JB. Nguyễn Hùng Oánh12/3/2013 THỜI THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ TRUYỀN GIÁO VÀ THỜI CHÚNG TA ?
Ngài đã viết thơ về Cha Bề Trên : "Từ khi đến đây (Ấn Độ) con chẳng ngưng lúc nào: con rao giảng khắp làng mạc, làm phép rửa cho nhiều trẻ em chưa được lãnh Bí tích này. Con đã làm phép rửa cho một số rất đông các trẻ em chưa biết phân biệt bên phải với bên trái. Khi con đến các làng ấy, trẻ em không để cho con đọc kinh Nhật Tụng, ăn uống, ngủ nghỉ, nếu con chưa dạy cho chúng một kinh. Vì thế, con bắt đầu hiểu tại sao Nước Trời là của những người giống như chúng."
Như vậy, việc Thánh Phanxicô truyền giáo ở đó không khó khăn gì.
Còn ngày nay, không thể có tình trạng dễ dàng như vậy. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi : "Người thời nay sẵn sàng nghe những nhân chứng hơn là những thầy dạy. Nếu họ nghe lời thầy dạy thì bởi vì chính lời thầy dạy cũng là nhân chứng."
Như vậy, "Người thời nay tin vào kinh nghiệm hơn là lý thuyết, tin vào đời sống và các sự kiện hơn là lý thuyết. Hình thức đầu tiên của việc truyền giao là chứng tá đời sống Kitô hữu: hình thức này không thể thay thế. Đức Kitô, Đấng mà chúng ta đang tiếp tục sứ mạng của Người, là " Vị Chứng nhân tuyệt hảo" (xem Kh 1,5; 3,14) và là khuôn mẫu cho chứng tá Kitô giáo. Hình thức đầu tiên của chứng tá là chính đời sống của nhà truyền giáo, của gia đình Kitô hữu và của cộng đồng Giáo Hội .... Chứng tá Tin Mừng mà thế giới đã cảm nhận, nhất là chứng tá về thái độ lưu tâm đến con người và về lòng bác ái đối với những người nghèo, những người nhỏ bé và những người đang đau khổ. Tính cách vô vị lợi trong thái độ và trong những hành động này tương phản sâu xa với thái độ ích kỷ hiện nay nơi con người, gợi lên những thắc mắc rõ ràng về Thiên Chúa và về Tin Mừng. Cũng vậy, việc dấn thân phục vụ hòa bình, công lý, nhân quyền thăng tiến con người là một chứng tá Tin Mừng" (Tông huấn Redemptoris Missio của Đức Gioan Phaolô II, số 42).
Làm sao "đem Tin Mừng thấm nhập vào trong chính sự phát triển của các nền văn hóa, nhập thể trong các nền văn hóa, khắc phục những yếu tố văn hóa nào không phù hợp với đức tin và với đời sống Kitô hữu, đồng thời nâng cao các giá trị của các nền văn hóa ấy xứng với tầm vóc của Mầu nhiệm Cứu Độ phát xuất từ Đức Kitô" (Huấn thị Towards a pastoral approach to culture, số 5 của Hội Đồng Giáo Hoàng về văn hóa). Vậy, truyền giáo là nâng cao văn hóa của dân tộc mình tới chứ không phải vất bỏ, hạ thấp giá trị văn hóa nơi đó. Chính Thánh Phanxicô Xaviê đã làm như vậy.
Công việc truyền giáo tại Việt Nam cũng như các nơi đang tiến triển đáng ca ngợi: các dòng đến với người nghèo, mở những nơi tiếp đón người nhỡ bước, sống với người nghèo khổ, bệnh tật, neo đơn và cả những người bị nhiễm HIV/AIDS thật đáng quý trọng. Sau đây là một bài ca tụng các linh mục đã dấn thân vào việc truyền giáo với tên gọi là "Ông Ngoại" :
ÔNG NGOẠI
Lễ Thánh Phanxicô năm nay Nhắc lại truyền giáo đổi thay rất nhiều. Ông Ngoại chia sẻ nhiều điều Sáng thì làm Lễ, còn chiều dạy thêm. Ông còn gợi ý giúp thêm Con cháu sắp xếp học thêm nhiều giờ. Ông Ngoại hy vọng mong chờ Con cháu truyền giáo không quên lúc nào; Tin yêu vào Chúa vững bền, Gắn bó với Chúa thêm niềm cậy trông.
Ông cho con cháu hết lòng, Tinh thần, vật chất, tấm lòng của Ông. Ông Ngoại chia sẻ thành công, Đến với người nghèo với lòng khiêm nhu.
Ông luôn vui vẻ nhân từ, Nhiều người nghèo khó đến từ phương xa; Biết Ông chia sẻ, thật thà Xin Ông tiền nước, tiền nhà, làm ăn.
Ông mang tấm lòng băn khoăn Người nào mà đến còn khúc mắc lòng, Nhất là tội lỗi trong lòng Giải hòa với Chúa, thật lòng ăn năn. Nhiều ngày quên cả bữa ăn Hy sinh , dạy dỗ đoàn chiên của mình.
Ông thương con cháu hết mình Thiếu nhi, huynh trưởng hết tình bảo ban. Tình thương chia sẻ muôn vàn, Ai gặp một lần khó mà quên Cha: Một người chất phác, thật thà Cho đi tất cả, xây nhà mai sau.
Chúc Ông Ngoại khỏe, sống lâu, Dạy cho con cháu trau dồi Thánh Kinh, Biết yêu thương hết mọi người, Giơ tay giúp đỡ, không quản ngại chi.
Ông Ngoại là vị ân nhân, Giúp đỡ Hội dòng những ngày đầu tiên. Tinh thần lẫn cả bạc tiền, Không chờ đáp trả, ưu tiên rất nhiều.
Không sao kể hết mọi điều! Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều bình an. Cầu cho dân ngoại thoát nghèo, Vui khỏe, thánh thiện, đầy tràn ơn trên.
Nữ tu Maria Raphaen Trương Thị Mai Hương (Chép tư tưởng Bài Giảng của Linh mục Nguyễn Hùng Oánh)
ÂÂ |
|
CAC BAI DOC GIA GOI TOI # DE LAI GIA TAI |
|
|
|
Fwd: Đáng phục thay ! Thanh Nguyen
Cụ ông sống đạm bạc để lại gia tài $188 triệu cho từ thiện
SEATLE, WA (NV) - Một cụ ông lớn tuổi sống đạm bạc, thường mặc áo quần vá víu và đi xe Buýt thay vì taxi, đã làm cho bệnh viện Seattle Children's Research Institute kinh ngạc, khi để lại cho viện món tiền lớn nhất từ trước đến nay, dành cho việc nghiên cứu sức khỏe trẻ em. Cụ Jack MacDonald.
Trung tâm nghiên cứu của bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện $188,000,000 do cụ Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt động từ thiện bí mật. Chỉ có một vài thân nhân và thân hữu biết được là cụ ông có nếp sống rất đơn giản này, trong vòng 60 năm qua, đã sử dụng tài đầu tư chứng khoán, chọn mua cổ phiếu, để biến gia tài cha mẹ để lại cho ông thành một tài sản khổng lồ, dành cho mục đích giúp đời. Được biết cụ MacDonald cũng để lại một phần quỹ từ thiện của mình cho University of Washington School of Law và Salvation Army.
Cụ MacDonald từng phục vụ tại Nam Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II trước khi trở thành một luật sư của Veterans Administration, hỗ trợ hàng trăm hội thiện nguyện khác nhau với tiền lương và tiền lời do đầu tư của mình, trong đó có $ 536,000 cụ đóng góp để xây một ngôi làng tại Canada mà ông nội của cụ đã di dân đến từ Scotland. Thủ quỹ của Seattle Children's Research Institute cho biết cụ McDonald là người rất khiêm nhường, sống ẩn dật, hay thăm viếng bệnh viện và tỏ ra thông cảm với bệnh nhân và người nhà của họ. Cụ MacDonald rất yêu thích những câu chuyện bình phục của người bệnh, nói rằng những câu chuyện này chứa nhiều niềm hy vọng, khiến cụ xúc động, và muốn hiến gia tài của mình cho việc nghiên cứu y khoa. (H.G.)
Thanh Nguyễn chuyển |
NGUOI TIN HUU TRUONG THANH # 57 = GAP GO GIAO DAN |
|
|
|
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh về giáo dân Lm. Trần Đức Anh OP12/7/2013 VATICAN. Trong buổi tiếp kiến 80 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân, sáng ngày 7-12-2013, ĐTC Phanxicô khích lệ các tín hữu linh hoạt sự hiện diện của Giáo Hội trong lãnh vực truyền thông, theo tinh thần Tin Mừng.
Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhóm họp trong 3 ngày qua về đề tài "Loan báo Chúa Kitô trong thời đại kỹ thuật số", dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Stanislaw Rylko người Ba Lan. Trong số các tham dự viên có 12 HY, hơn 20 giáo dân thành viên cùng với một số chuyên gia cố vấn.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc đến truyền thống của Giáo Hội ngay từ những thế kỷ đầu tiên vẫn quan tâm đến vấn đề đức tin và văn hóa: tìm hiểu, đối thoại với nền văn hóa xung quanh, đón nhận và thăng hoa những yếu tố tích cực. Đó cũng là điều các giáo Phụ đã làm, đứng trước các nền triết học sâu xa. Các vị đã không thỏa hiệp với một số ý tưởng trái ngược với đức tin, nhưng biết nhìn nhận và hấp tục những ý niệm cao cả nhất, biến đổi chúng từ bên trong dưới ánh sáng Lời Chúa.
Cũng vậy đối với văn hóa truyền thông và kỹ thuật tân tiến ngày nay. ĐTC nói: "Giữa những cơ may và nguy hiểm của các mạng internet, cần thẩm định giá trị của mọi sự, với ý thức rằng chắc chắn chúng ta sẽ thấy trong đó những 'đồng tiền giả', những ảo tưởng nguy hiểm và những cạm bẫy cần tránh. Nhưng được Thánh Linh hướng dẫn, chúng ta cũng sẽ khám phá những cơ may quí giá để dẫn đưa con người tới tôn nhan rạng ngời của Chúa". ĐTC nhận định rằng "Trong số những khả thể mà ngành truyền thông kỹ thuật số cống hiến, điều quan trọng nhất liên hệ tới việc loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, thủ đắc những khả năng chuyên môn mà thôi thì vẫn chưa đủ, còn cần gặp gỡ những con người nam nữ thực sự, nhiều khi bị thương tổn và ngỡ ngàng lạc hướng, để cống hiến cho họ những lý lẽ hy vọng chân thực. Việc loan báo còn phải có những quan hệ chân chính giữa con người với nhau và nhắm đến một cuộc gặp gỡ với Chúa."
Vì thế, - ĐTC nói- Internet mà thôi thì chưa đủ, kỹ thuật cũng không đủ.. Cần làm sao để Giáo Hội hiện diện trên Internet với lối sống Tin Mừng; cần hiện diện trong các môi trường mà đối với bao nhiêu người, nhất là người trẻ, đó là một thứ môi trường sống của họ, để khơi dậy những thắc mắc không thể dồn nén được của con tim về ý nghĩa của cuộc sống, và chỉ dẫn con đường dẫn tới Đấng là câu trả lời, là Lòng Từ Bi Chúa nhập thể, là chính Chúa Giêsu Kitô" (SD 7-12-2013)
|
|